TƯỜNG THUẬT CỦA ÔNG JOHN McCAIN VỀ VIỆC TRA TẤN CỦA VIỆT CỘNG (NHL chuyển ngữ )
Sunday, 8. June 2008, 00:40
TƯỜNG THUẬT CỦA ÔNG JOHN McCAIN VỀ VIỆC TRA TẤN CỦA VIỆT CỘNG (NHL chuyển ngữ )
*(http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,23301752-663,00.html )
Ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ John McCain
Tôi chuẩn bị cho chuyến oanh tạc miền Bắc Việt Nam lần thứ 23 của tôi từ sáng sớm – đó là trận đánh đầu tiên vào thủ* *đô của địch, Hà Nội" Ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ John McCain viết. [tường thuật] *
Mục tiêu của chúng tôi là nhà máy nhiệt điện ở gần một cái hồ nhỏ giữa thành phố. Trên độ cao khoảng 9000 feet, khi chúng tôi chuyển hướng vào phía trong thành phố để tới mục tiêu thì đèn báo động loé sáng và tín hiệu báo có ra đa địch bắt đầu vang lên lớn đến nỗi tôi phải tắt nó đi.
Tôi đã nhìn thấy khói và bụi bốc lên từ mặt đất như những đám mây khổng lồ khi hỏa tiễn đất đối không bắn vào chúng tôi. Chúng tôi càng tới gần mục tiêu, hệ thống phòng không càng ác liệt hơn. Tôi nhận ra mục tiêu ở cạnh một cái hồ nhỏ và tôi nhào ngay xuống đó vừa lúc tín hiệu báo động ngưng kêu để báo cho tôi biết là hoả tiễn địch đang lao vào tôi.
*(http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,23301752-663,00.html )
Ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ John McCain
Tôi chuẩn bị cho chuyến oanh tạc miền Bắc Việt Nam lần thứ 23 của tôi từ sáng sớm – đó là trận đánh đầu tiên vào thủ* *đô của địch, Hà Nội" Ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ John McCain viết. [tường thuật] *
Mục tiêu của chúng tôi là nhà máy nhiệt điện ở gần một cái hồ nhỏ giữa thành phố. Trên độ cao khoảng 9000 feet, khi chúng tôi chuyển hướng vào phía trong thành phố để tới mục tiêu thì đèn báo động loé sáng và tín hiệu báo có ra đa địch bắt đầu vang lên lớn đến nỗi tôi phải tắt nó đi.
Tôi đã nhìn thấy khói và bụi bốc lên từ mặt đất như những đám mây khổng lồ khi hỏa tiễn đất đối không bắn vào chúng tôi. Chúng tôi càng tới gần mục tiêu, hệ thống phòng không càng ác liệt hơn. Tôi nhận ra mục tiêu ở cạnh một cái hồ nhỏ và tôi nhào ngay xuống đó vừa lúc tín hiệu báo động ngưng kêu để báo cho tôi biết là hoả tiễn địch đang lao vào tôi.
Tôi biết là phải cho máy bay lăn vòng ra phiá ngoài và dùng thao tác tránh né – bay "luồn lách" theo cách nói của các phi công – nhưng chính đó là lúc tôi sắp sửa thả bom, và nếu tôi bay luồn lách thì tôi sẽ không bao giờ có thời gian, và chắc chắn là cũng không có cả can đảm để bay trở lại mục tiêu, một khi tôi thoát được qủa hoả tiễn đó. Như vậy là từ độ cao 1000 mét, tôi thả qủa bom, rồi tôi kéo cần lái trở lại để bắt đầu cho máy bay vọt thẳng lên một độ cao an toàn hơn.
Trong giây phút chớp nhoáng, trước khi máy bay bắt đầu phản ứng thì qủa hoả tiễn đã thổi tung mất cánh máy bay bên phải. Tôi biết là máy bay của mình đã bị hoả tiễn bắn trúng. Chiếc máy bay A-4 của tôi đang bay với tốc độ khoảng 900 cây số/giờ, đã lao nhanh xuống mặt đất theo vòng xoáy chôn ốc. Khi bị trúng hoả tiễn, tôi đã phản ứng một cách máy móc là với lấy và kéo cái cần bật của ghế ngồi. Tôi bị đập vào máy bay làm gãy cánh tay trái, ba chỗ của cánh tay phải, đầu gối phải và ngất đi. Những người chứng kiến nói rằng cái dù của tôi chỉ vừa mở là tôi rớt ngay xuống chỗ nước nông của hồ Trúc Bạch.
Đồ trang bị trên người nặng khoảng 25 ki-lô, tôi chìm xuống đáy hồ, và chạm đất bằng cái chân còn lành của tôi. Tôi không hề cảm thấy đau khi chạm đáy hồ, và tôi không hiểu tại sao tôi không thể dùng cánh tay để kéo cái chốt áo cứu đắm của tôi. Tôi lại bị chìm xuống đáy hồ một lần nữa. Khi chạm đáy hồ lần thứ hai, tôi đã cố gắng để bơm phồng cái áo cứu đắm của tôi bằng cách dùng răng để kéo cái chốt của nó ra. Sau đó tôi lại bị bất tỉnh một lần nữa. Lần thứ hai bị chìm thì tôi được kéo lên bờ bằng những cái sào tre. Một đám đông khoảng vài trăm người Việt Nam bu quanh tôi, lột trần tôi ra, khạc nhổ vào mặt tôi, đá và đánh tôi.
Sau khi quần áo và đồ trang bị của tôi bị lột ra hết, tôi thấy đau nhói ở đầu gối bên phải. Tôi nhìn xuống thì thấy cái bàn chân phải của tôi nằm ngay cạnh đầu gối bên trái của tôi ở một góc 90 độ. Tôi bật kêu lên: "Trời ơi! Cái chân của tôi!" Một người nào đó đã dùng báng súng phang mạnh vào tôi làm xương vai của tôi bị gẫy ra. Một người khác thì dùng lưỡi lê đâm vào mắt cá chân và háng của tôi. Môt người đàn bà, có thể là nữ y tá, đã cố gắng thuyết phục đám đông không nên hành hạ tôi thêm nữa. Sau đó bà ấy dùng các thanh nẹp tre để kẹp chân và cánh tay phải của tôi. Tôi cảm thấy đôi chút nhẹ nhõm khi chiếc xe tải của quân đội tới chỗ tôi bị bắt.
Mấy người lính đặt tôi vào cái cáng, mang lên xe tải và lái đi vài khu phố tới một nhà tù được xây cất theo kiểu Pháp, đó là Hoả Lò mà tù binh chúng tôi gọi là khách sạn Hilton Hà Nội. Khi cánh cửa sắt đồ sộ được đóng lai vang lên tiếng loảng xoảng phía sau tôi, tôi chưa bao giờ cảm thấy khiếp sợ ghê gớm như vậy. Hôm đó là ngày 26 tháng 10, năm 1967. Lúc đó tôi 31 tuổi, và là Thiếu Tá Hải Quân Hoa Kỳ khi máy bay của tôi bị bắn rớt. Suốt hai thế kỷ, thanh niên trong dòng họ tôi được dạy dỗ để ra chiến trường với tư cách là sỹ quan trong quân lực Hoa Kỳ.
Tôi là con và cháu của các sỹ quan Hải Quân, và cha của tôi tin tưởng rằng mỗi khi gặp nghịch cảnh, tôi phải noi theo những tấm gương mà cha tôi đã nêu lên. Mấy người lính dẫn tôi vào trong một xà lim trống, đặt cái cáng tôi đang nằm trong đó xuống sàn và phủ cái chăn lên mình tôi. Trong vài ngày sau, tôi sống trong tình trạng lúc tỉnh, lúc mê. Những người hỏi cung gọi tôi là tội phạm chiến tranh, và khai thác tin tức quân sự. Họ đánh đập tôi liên hồi, và tôi bắt đầu cảm thấy đau khủng khiếp ở những chỗ chân tay bị gãy. Tôi bất tỉnh sau vài cú đánh.
Tôi nghĩ, nếu mình có thể chịu đựng được, họ sẽ mủi lòng và đưa tôi đi bệnh viện. Nhưng tới ngày thứ tư, tôi nhận biết tình trạng của tôi đã trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi bị sốt nóng và thời gian bất tỉnh trở nên lâu hơn. Tôi nằm trong cái vũng của những thứ do tôi nôn mửa cùng với những thứ do cơ thể tôi bài tiết ra, và đầu gối tôi đã bắt đầu xưng tấy lên khủng khiếp và bị biến mầu đi. Nhân viên y tế gọi Zorba tới bắt mạch cho tôi. Tôi hỏi rằng: "Các ông sắp đưa tôi đi bệnh viện có phải không? Ông ta trả lời: "Không, quá trễ rồi" Nỗi kinh hoàng về cái chết ập tới bất thần. Người Việt Nam luôn luôn từ chối điều trị cho những người bị thương trầm trọng.
Thật là hạnh phúc, tôi lại rơi vào cơn mê. Một lúc sau tôi tỉnh lại khi viên trưởng trại, một tên chó đẻ hèn hạ tên là Bug [Bắc] xô vào xà lim của tôi với vẻ hốt hoảng, lớn tiếng rằng: "Cha của anh là một Đô Đốc có uy tín lớn, bây giờ chúng tôi đưa anh đi bệnh viện" "Xin Trời ban phước cho cha tôi" Thật không thể hiểu được nếu không nhìn thấy họ đã sung sướng biết bao khi bắt được con trai của một Đô Đốc và tôi hiểu rằng chính cái địa vị của cha tôi đã trực tiếp liên can đến sự sống còn của tôi. Tôi được chuyển đến một bệnh viện ở trung tâm thành phố Hà Nội.
Tới hai ngày sau đó, tôi thấy mình nằm trong một căn phòng bẩn thỉu, muỗi "nhiều như trấu" và chuột nữa. Mỗi khi trời mưa, bùn và nước đọng thành vũng trong sàn nhà. Không có ai lưu tâm đến việc giúp tôi rửa những cáu ghét nhầy nhụa trên thân thể tôi. Tôi đã bắt đầu phục hồi được trí não, và những người thẩm vấn đã tới bệnh viện để tiếp tục làm việc. Sự đánh đập cũng giới hạn trong thời gian ngắn bởi vì tôi đã thốt ra những tiếng kêu thét rợn tóc gáy khi tôi bị đánh và những người thẩm vấn tôi tỏ ra lo ngại rằng nhân viên của bệnh viện có thể phản đối họ. Cuối cùng thì tôi cho họ biết tên chiến hạm của tôi và số hiệu của hạm đội. Khi bị hỏi về những mục tiêu dự trù trong tương lai, tôi kể tên những thành phố đã từng bị oanh tạc.
Đầu tháng 12, họ giải phẫu chân phải của tôi, cắt hết các giây chằng ở một bên đầu gối, chỗ đó không bao giờ có thể hồi phục hoàn toàn được. Tới cuối tháng 12, họ quyết định cho tôi xuất viện. Tôi bị sốt cao độ, tiêu chảy và mất khoảng 25 ki lô, chỉ còn nặng 45 ki lô thôi. Ngực tôi vẫn còn bó bột và chân đau nhừ tử. Tôi bị bịt mắt, đặt trong thùng xe tải và đưa tới một nhà tù gọi là Đồn Điền (The Plantation). Thật là một niềm khuây khỏa lớn lao cho tôi, vì được giam chung xà lim với 2 người tù khác là hai Thiếu Tá không quân "Bud" Day và Norris Overly.
Có một điều không thể nghi ngờ được là chính Bud và Norris đã cứu mạng sống của tôi. Sau đó hai người này đã nói ra cái ấn tượng đầu tiên của họ khi gặp tôi là thấy tôi sinh lực kiệt quệ, mắt lồi ra, đờ đẫn vì sốt, đó là một người đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Hai bạn đó nghĩ rằng người Việt Nam đợi cho tôi chết và giao tôi cho hai bạn đó săn sóc tôi để họ khỏi bị lên án nếu tôi chết.. Bud đã bị thương nặng khi nhảy dù khẩn cấp ra khỏi máy bay. Sau khi bị bắt, anh ấy đã trốn thoát gần tới một phi trường dã chiến của Mỹ thì bị bắt lại. Bọn người bắt anh ấy đã dùng vòng thòng lọng bằng giây thừng để cuốn quanh vai của anh ấy rồi xiết thật chặt cho tới khi hai bả vai của anh ấy hầu như sắp chạm vào nhau, rồi trói hai cánh tay của anh ấy lại và treo anh lên xà nhà của nơi tra tấn làm hai vai của anh ấy bị xé rời nhau ra.
Tình trạng như thế kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Bud không bao giờ chấp nhận sự khai thác của người Việt Nam về những tin tức quân sự. Thà Bud để cho bọn đó đập gẫy cánh tay phải của anh lần thứ hai, đó là cánh tay vốn dĩ đã bị gẫy, và chúng còn doạ đập gẫy nốt cánh tay kia, chứ anh không hề cho chúng một mẩu tin nào. Vì những thương tích của Bud nên anh không thể giúp gì trong việc săn sóc thân thể của tôi. Norris là người có bản chất hoà nhã, nhẫn nhục, đã làm vệ sinh thân thể cho tôi, đút cho tôi ăn và giúp tôi đổ bô phân và nước tiểu.
Nhờ có hai người bạn này, tôi đã bắt đầu hồi phục. Tôi đã sớm tự đứng dậy và có thể dùng đôi nạng để đi lại trong cái xà lim đó. Tháng 4 năm 1968, Bud bị chuyển đi nhà tù khác. Norris thì được trả tự do dưới cái gọi là "ân xá" và tôi còn bị giam riêng trong hai năm nữa. Mặc dàu tôi còn phải dùng đôi nạng để đi lại khập khiễng trong xà lim của tôi, hình dạng tôi vẫn còn thê thảm lắm, tôi không thể nhặt lên hoặc cầm bất cứ một cái gì. Bệnh kiết lỵ đả làm tôi khổ sở. Thức ăn và nước uống bị thải ra ngay tức khắc, và dạ dày bị đau quặn đã làm tôi rất khó ngủ. Cô độc là một vấn đề hải hùng, nó đã đè bẹp tinh thần và làm suy yếu sức kháng cự của con người một cách có hiệu quả hơn bất cứ một hình thức hành hạ nào khác. Không có ai để tham vấn, con người bắt đầu nghi ngờ sự phán xét và can đảm của mình. Vài tuần lễ đầu tiên là gay go nhất.
Tuyệt vọng ập đến ngay tức khắc, và đó là một kẻ thù ghê gớm, tôi đã phải dựng lại trong trí nhớ những cuốn sách, những bộ phim mà tôi đã thưởng thức. Tôi đã thử viết sách và kịch bản về chính mình, trình diễn những chuỗi sự kiện trong cô đơn của xà lim. Tôi phải thận trọng ngăn ngừa trí tưởng tượng đã trở nên mãnh liệt đến nỗi thường xuyên đưa đẩy tôi tới một nơi trong tâm trí mà từ đó tôi không thể trở lại được nữa. Xà lim của tôi đối diện với phòng thẩm vấn ở bên kia sân. Giường nằm là một tấm ván, và một cái bóng đèn treo lủng lẳng trên sợi giây điện từ trần nhà thòng xuống. Bóng đèn thắp sáng suốt ngày đêm.
Cộng thêm với những khổ sở của chúng tôi là cái mái nhà lợp tôn đã làm tăng cái nóng của mùa hè lên khoảng 5 độ hoặc hơn thế. Giữa tháng 6 năm 1968, viên Trưởng Trại gọi tôi tới gặp hắn, có bày ra bánh bích quy, thuốc lá và hỏi tôi có muốn về với gia đình không. Tôi muốn nói là có: Tôi bị mỏi mệt, bệnh hoạn và sợ hãi. Nhưng cái Quy Tắc Hành Xử đã rõ ràng: "Những tù nhân Mỹ không thể chấp nhận tha có điều kiện, ân xá hoặc đặc ân". Tôi nói là để tôi suy nghĩ về vấn đề đó. Tôi hiểu việc phóng thích tôi sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cha tôi và các bạn đồng tù, và sau đó tôi được biết cái mà người Việt Nam hy vọng sẽ dành được. Ngày 4 tháng 7 cha tôi được thăng lên chức Tư Lệnh Thái Bình Dương.
Phía Việt Nam định chào mừng cha tôi bằng một ấn tượng tuyên truyền gây chú ý là trả tự do cho con trai của ông và coi đó như một hành động "thiện chí". Hai tháng trôi qua, không có gì xảy ra. Và những đợt hành hạ lại bắt đầu. Tôi bị lôi vào trong căn phòng trống và giam ở đó 4 ngày. Từng đợt, bọn lính gác trở lại đánh đập tôi. Một tên giữ tôi cho những tên khác đánh đập túi bụi. Tôi bị gãy mấy xương sườn và hai cái răng. Suy nhược vì bị đánh đập và kiết lỵ, chân phải của tôi lại trở nên vô dụng, do đó tôi không thể đứng được. Tới đêm thứ ba thì tôi nằm trên máu, phân và nước tiểu của mình, vì mệt mỏi và đau đớn, tôi không thể chuyển động được.
Ba tên lính gác đỡ cho tôi đứng dậy rồi chúng đánh tôi cực kỳ khủng khiếp. Chúng để tôi nằm trên sàn nhà rên rỉ vì cực kỳ đau đớn ở cánh tay lại mới bị gãy ra. Tuyệt vọng vì đau đớn không thuyên giảm và tra tấn thì tàn bạo hơn. Tôi cố tự sát. Sau vài lần không thành công, tôi tìm cách để đứng dậy. Lật úp cái bô đựng phân và nước tiểu, tôi đứng lên đó, níu vào tường bằng cánh tay còn lành, tôi luồn cáo áo của tôi qua cái cửa chớp và buộc thành vòng tròn. Khi tôi đang lồng cái vòng ấy vào cổ. Tên lính gác nhìn thấy cái áo của tôi luồn qua cửa sồ, kéo tôi xuống và đánh tôi. Sau đó tôi lại làm lần thứ hai, một cố gắng tự sát nhẹ nhàng hơn. Vào ngày thứ tư, tôi đành chịu thua.
Tôi đã ký vào bản tự thú rằng: "Tôi là một tên tội phạm độc hại, và tôi đã thực hiện những công việc của một phi công" . Mấy tên lính gác bắt tôi cho thâu lời thú tội này vào trong băng ghi âm. Tôi từ chối, và bị đánh đập cho tới khi tôi đồng ý. Đó là hai tuần lễ kinh khủng nhất trong đời tôi. Tôi rùng mình, như thể sự nhục nhã của tôi là một cơn sốt, và sẽ không còn ai nhìn tới tôi nữa, ngoại trừ trong sự thương hại hoặc khinh bỉ. Người Việt Nam dường như không bao giờ bận tâm tới việc làm thương tổn tới chúng tôi, nhưng họ luôn luôn thận trọng không để chúng tôi bị chết. Chúng tôi tin chắc rằng một số tù binh đã bị tra tấn tới chết và hầu hết là bị đối xử dã man.
Có một người, Dick Stratton, có những vết sẹo lớn bị nhiễm độc trên hai cánh tay vì bị tra tấn bằng giây thừng. Hai móng ngón tay cái bị xé rách toạc ra, và anh ấy bị châm bỏng bằng thuốc lá. Tuy nhiên, người Việt Nam đánh giá chúng tôi như những con bài để mặc cả trong vấn đề thương lượng hoà bình, và thường thì họ không có ý định giết chúng tôi khi họ tra tấn để buộc chúng tôi phải hợp tác với họ. Tới cuối năm 1969, những sự đánh đập thường lệ được ngừng lại, thỉnh thoảng chúng tôi nhận được những khẩu phần ăn thêm. Hoàn cảnh của chúng tôi không còn thảm khốc như những năm trước đó nữa. Tôi được trả tự do và trở về Mỹ khi chiến tranh kết thúc, tính tới tháng 3 năm 1973, tôi đã bị cầm tù trong 5 năm rưỡi.
Chúng tôi được dạy phải có niềm tin nơi Thượng Đế, nơi tổ quốc, và tin nhau. Hầu hết chúng tôi đã sống như vậy. Nhưng điều cuối cùng của những niềm tin này - niềm tin vào nhau – là vũ khí phòng vệ tối hậu của chúng ta, là những thành lũy mà kẻ thù của chúng ta không thể vượt qua được. Đó là niềm tin tôi đã ấp ủ từ trong Học Viện Hải Quân. Đó là niềm tin của cha tôi, ông tôi. Trong nhà tù, tôi là một người dơ dáy, què quặt, suy nhược, tất cả những gì tôi còn giữ lại trong phẩm hạnh của tôi là niềm tin của cha-ông (FATHERS) tôi. Như vậy là đủ. Phỏng theo và trích dẫn từ niềm tin của Tổ Tiên (FATHERS) dòng họ tôi .
Tác giả: JOHN McCAIN
Dưới đây là Bản Tiếng anh mà NHL dùng chuyển ngữ:
http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,23301752-663,00.html
John McCain's account of Viet Cong torture
March 02, 2008 12:00am
EARLY in the morning I prepared for my 23rd bombing run over North Vietnam - and my first attack on the enemy capital, Hanoi, writes White House hopeful John McCain
Our target was the thermal power plant near a small lake almost at the centre of the city.
About 9000ft, as we turned inbound on the target, our warning lights flashed and the tone for enemy radar started sounding so loudly that I had to turn down the volume.
I could see huge clouds of smoke and dust erupt on the ground as surface-to-air missiles were fired at us. The closer we came to the target, the fiercer the defences.
I recognised the target sitting next to the small lake and dived in on it, just as the tone went off signalling that a missile was flying towards me.
I knew I should roll out and fly evasive manoeuvres - "jinking" in flyers' parlance - but I was just about to release my bombs and, had I started jinking, I would never have had the time, nor probably the nerve, to go back in once I had lost the missile.
So at 1000m, I released my bombs, then pulled back the stick to begin a steep climb to a safer altitude. In the instant before the plane reacted, a missile blew my right wing off.
I knew I was hit. My A-4 aircraft, travelling at about 900km/h, was spiralling violently to Earth. I reacted automatically the moment I took the hit, reached up and pulled the ejection seat handle.
I struck part of the aircraft, breaking my left arm, my right arm in three places and my right knee, and was briefly knocked unconscious.
Witnesses said my chute had barely opened before I plunged into the shallow water of Truc Bach Lake.
Wearing about 25kg of gear, I touched the bottom of the lake and kicked off with my good leg. I did not feel any pain as I broke the surface and I did not understand why I couldn't move my arms to pull the toggle on my life vest.
I sank to the bottom again.
When I broke the surface the second time, I managed to inflate my life vest by pulling the toggle with my teeth. Then I blacked out again.
When I came to the second time, I was being hauled ashore on bamboo poles. A crowd of several hundred Vietnamese gathered around me, stripping my clothes off, spitting on me and kicking and striking me.
When they had finished removing my gear and clothes, I felt a sharp pain in my right knee. I looked down and saw that my right foot was resting next to my left knee at a 90 degree angle.
I cried out: "My God, my leg!"
Someone smashed a rifle butt into my shoulder, breaking it. Someone else stuck a bayonet in my ankle and groin. A woman, who may have been a nurse, managed to dissuade the crowd from further harming me. She then applied bamboo splints to my leg and right arm.
It was with some relief that I noticed an army truck arrive on the scene. The soldiers placed me on a stretcher, loaded me into the truck and drove a few blocks to the French-built prison, Hoa Lo, which the PoWs had named the Hanoi Hilton.
As the massive steel doors clanked shut behind me, I felt a deeper dread than I have ever felt since.
The date was October 26, 1967. I was 31 and a lieutenant commander in the US Navy when I was shot down.
For two centuries, the men of my family were raised to go to war as officers in America's armed services.
I was the son and grandson of Navy officers and my father trusted that when I met with adversity, I would use the example he had set.
The soldiers took me into an empty cell, set me down on the floor still on the stretcher and placed a blanket over me. For the next few days, I drifted in and out of consciousness.
My interrogators accused me of being a war criminal and demanded military information. They knocked me around a little and I began to feel sharp pains in my fractured limbs.
I blacked out after the first few blows.
I thought if I could hold out, they would relent and take me to a hospital.
But on the fourth day, I realised my condition had become more serious. I was feverish and losing consciousness for longer periods.
I was lying in my vomit and other bodily wastes, and my knee had become grossly swollen and discoloured.
The medic, called Zorba, took my pulse.
"Are you going to take me to the hospital?" I asked.
"No," he replied. "It's too late."
Panic that death was approaching overtook me: the Vietnamese usually refused treatment to the seriously injured. Blessedly, I lapsed into unconsciousness.
I was awakened a short while later when the camp officer, a mean son of a bitch called Bug, rushed excitedly into my cell.
"Your father is a big admiral," he shouted. "Now we take you to the hospital."
God bless my father.
It was hard not to see how pleased they were to have captured an admiral's son and I knew my father's identity was directly related to my survival.
I was moved to a hospital in central Hanoi. Coming to a couple of days later, I found myself lying in a filthy room, lousy with mosquitoes and rats.
Every time it rained, mud and water would pool on the floor. No one had even bothered to wash the grime off me.
I began to recover my wits and my interrogators came to the hospital to resume their work. The beatings were of short duration because I let out a hair-raising scream when they occurred and my interrogators appeared concerned that hospital personnel might object.
Eventually I gave them my ship's name and squadron number. When asked to identify future targets, I recited the names of north Vietnamese cities that had already been bombed.
In early December, they operated on my leg, severing all the ligaments on one side of my knee, which has never fully recovered.
In late December, they decided to discharge me. I had a high fever and suffered from dysentery. I had lost about 25kg and weighed barely 45kg. I was still in a chest cast and my leg hurt like hell.
I was blindfolded, placed in the back of a truck and driven to a prison called The Plantation.
To my great relief I was placed in a cell with two other prisoners, Air Force majors "Bud" Day and Norris Overly. There has never been a doubt that Bud and Norris saved my life.
They later said their first impression of me, emaciated, bug-eyed and bright with fever, was of a man at the threshold of death.
They thought the Vietnamese expected me to die and had placed me in their care to escape the blame when I failed to recover.
Bud had been seriously injured when he ejected. After he was captured, he had attempted an escape and had almost reached an American airfield before he was recaptured.
His captors had looped rope around his shoulders, tightened it until his shoulders were almost touching, and then hung him by the arms from the rafter of the torture room, tearing his shoulders apart.
Left in this condition for hours, Bud never acceded to Vietnamese demands for military information. They had to break his already broken right arm a second time, and threaten to break the other, before Bud gave them anything at all.
Because of his injuries, Bud was unable to help with my physical care. Norris, a gentle, uncomplaining guy, cleaned me up, fed me and helped me on to the bucket that served as our toilet.
Thanks to them, I began to recover. Soon I was able to stand unaided and even manoeuvre around my cell on a pair of crutches.
In April 1968, Bud was relocated to another prison. Norris had been released under an "amnesty" and I would remain in solitary confinement for more than two years.
Though I could manage to hobble around on my crutches, I was in poor shape. I couldn't pick up or carry anything.
The dysentery caused me considerable discomfort: food and water would pass immediately through me, and sharp pains in my stomach made sleeping difficult.
It's an awful thing, solitary. It crushes your spirit and weakens your resistance more effectively than any other form of mistreatment.
Having no one else to seek counsel from, you begin to doubt your judgment and courage.
The first few weeks are the hardest. The onset of despair is immediate, and it is a formidable foe. I reconstructed from memory books and movies I had enjoyed.
I tried to compose books and plays of my own, acting out sequences in the solitude of my cell.
I had to carefully guard against my fantasies becoming so consuming that they took me permanently to a place in my mind from which I might never return.
My cell was directly across the courtyard from the interrogation room. It had a wooden board for a bed and a naked light bulb dangling on a cord in the ceiling. The light was on 24 hours a day.
Adding to our discomfort was the building's tin roof, which must have increased the summer heat by five or more degrees.
In mid-June 1968, the camp commander, over an inviting spread of biscuits and cigarettes, asked me if I would like to go home.
I wanted to say yes: I was tired and sick and I was afraid.
But the Code of Conduct was explicit: "American prisoners cannot accept parole or amnesty or special favours."
I said I would think about it. I knew how my release would affect my father and my fellow prisoners, and I discovered later what the Vietnamese hoped to gain.
On July 4, my father had become Commander in Chief, Pacific. The Vietnamese intended to hail his arrival with a propaganda spectacle, releasing his son as a gesture of "goodwill".
For almost two months, nothing happened. Then the punishment sessions began. I was hauled into an empty room and kept there for four days. At intervals, the guards returned to administer beatings.
One guard held me while the others pounded away.
They cracked several of my ribs and broke a couple of teeth. Weakened by beatings and dysentery, with my right leg again almost useless, I found it impossible to stand.
On the third night I lay in my blood and waste, so tired and hurt that I could not move. Three guards lifted me to my feet and gave me the worst beating yet. They left me lying on the floor moaning from the stabbing pain in my re-fractured arm.
Despairing of any relief from pain and further torture, I tried to take my life. After several unsuccessful attempts, I managed to stand. Up-ending the waste bucket, I stepped on it, bracing myself against the wall with my good arm.
I looped my shirt through the shutters. As I looped it around my neck, a guard saw the shirt through the window, pulled me off the bucket and beat me.
Later, I made a second, feebler attempt at suicide. On the fourth day, I gave up. I signed a confession that "I am a black criminal and I have performed the deeds of an air pilot".
The guards ordered me to record my confession on tape. I refused, and was beaten until I consented.
Those were the worst two weeks of my life. I shook, as if my disgrace was a fever and no one would ever look on me again except in pity or contempt.
The Vietnamese never seemed to mind hurting us, but they usually took care not to put our lives in danger.
We strongly believed that some PoWs were tortured to death and most were seriously mistreated.
One man, Dick Stratton, had huge infected scars on his arms from rope torture. His thumbnails had been torn off and he had been burned with cigarettes.
However, the Vietnamese prized us as bargaining chips in peace negotiations and they usually did not intend to kill us when they used torture to force our co-operation.
By the end of 1969, routine beatings had almost stopped. We occasionally received extra rations. Our circumstances would never be as dire as they had been in those early years.
I was released and flown home at the end of the war, in March 1973. I had been incarcerated for 5 1/2 years.
We were told to have faith in God, country and one another. Most of us did. But the last of these - faith in one another - was our final defence, the ramparts our enemy could not cross. This was the faith I had embraced at the Naval Academy.
It was my father's and grandfather's faith. In prison, a filthy, crippled, broken man, all I had left of my dignity was the faith of my fathers. It was enough.
- Adapted and extracted from Faith of My Fathers, by John McCain
http://my.opera.com/pham1647/blog/show.dml/2183602
No comments:
Post a Comment