Tiền đồng đang giảm giá thảm hại
Nguồn: The EconomistDiên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
14.02.2011
Chỉ vài tuần sau khi Đại hội lần thứ 11 Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố rằng mọi việc đều tốt đẹp và êm ả ở quốc gia đang phát triển nhanh chóng này -- nhưng vào hôm thứ Sáu ngày 11 tháng Hai lại có thêm một đợt giảm giá đồng nội tệ, báo hiệu viễn cảnh kinh tế thật sự bất ổn như đa số chúng ta từng lo ngại.
Đây không những là lần phá giá lần thứ tư kể từ cuối năm 2009 (và lần thứ sáu kể từ mùa hè 2008), mà nó còn là một đợt phá giá lớn: lên đến 8,5%. Điều này có nghĩa là tờ đồng tuột dốc thảm hại hiện nay trị giá 20.693 đồng mỗi Mỹ kim, giảm từ 18.932. Dân Ái Nhĩ Lan và Hy Lạp hẳn phải vô cùng ghen tị -- việc này từng là phương pháp tốt ngày xưa nhằm tránh phải có hành động nghiêm trọng đối với một nền kinh tế bùng nổ sớm, trước khi đồng Euro đầy rắc rối xuất hiện.
Không nghi ngờ gì rằng việc phá giá sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn ngắn. Điều này luôn đúng, bằng cách làm cho hàng xuất khẩu rẻ hơn và do đó dễ dàng để bán ra nước ngoài hơn. Nhưng phá giá sẽ không giúp được gì trong việc giải quyết khó khăn nặng nề và tương đối khó cải thiện của nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là nhu cầu bị dồn nén về tiêu dùng hiện đang đang hút cạn ngành nhập khẩu (vốn đang trở nên đắt đỏ hơn), trong khi quốc gia này không sản xuất đủ hàng hoá cao cấp để tổng giá trị xuất khẩu có thể trang trải giá cả đang tăng. Kết quả là đã có một tỉ lệ nhập siêu khổng lồ ở mức 12,4 tỉ Mỹ kim vào năm ngoái.
Các nhà đầu tư cũng than phiền về tỉ lệ lạm phát lớn và đang tăng cao (12.2% mỗi năm vào tháng Giêng) và lượng dự trữ ngoại hối thấp đầy quan ngại. Tất cả những điều này đã làm tăng thêm áp lực vào tiền đồng, với việc ngày càng nhiều người Việt thích bán tiền đồng đi để tích trữ Mỹ kim và vàng ở nhà.
Đây là những triệu chứng của một nền kinh tế quá nhiệt. Nhưng qua công bố chính thức của giới lãnh đạo tại đại hội đảng, họ vẫn một mực chú trọng vào việc đạt được mục tiêu tăng trưởng cao hơn là tạm dừng để lấy sức và cân bằng ngân sách.
Những điều trên đã không gây ấn tượng nào cho các ngân hàng và những nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam từng là biểu tượng của thành tích phát triển ở Đông Nam Á trong thập niên qua. Vài tuần trước, tôi đã tham dự một buổi họp báo của một trong những ngân hàng lớn và lắng nghe những nhà phân tích của họ nói về viễn cảnh đầu tư ở Indonesia và Philippines trong năm nay thay vì ở Việt Nam.
Trong một bản tin mới nhất của một trong những nhà đầu tư hùng hổ nhất ở Việt Nam, Dragon Capital, đã cố gắng cổ vũ mọi người bằng cách dò tìm một "bước ngoặt" trong việc phá giá và thấy rằng "tỉ giá mới thật ra đã có ưu thế trong trao đổi thương mại trong vòng 4 tháng qua... vì thế việc phá giá sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong kết quả vĩ mô." Tuy nhiên, tôi lại không thấy được bảo đảm cho mấy. Tôi tự hỏi đâu sẽ là tỉ giá mới, mới hơn?
No comments:
Post a Comment