NHỮNG KẺ BƯNG BÔ CHO VIỆT CỘNG BẰNG MIỆNG
Lê Duy San
Bô là một loại vật dụng dùng để cho trẻ em còn quá nhỏ không thể ngồi trên bàn cầu (cầu tiêu) và người bệnh không thể rời khỏi giường để vào nhà cầu tiểu tiện hay đại tiện. Cái bô thường làm bằng nhôm, sau này kỹ nghệ tân tiến, người ta thường làm bằng nhựa cho nhẹ và có đủ mầu sắc cho đẹp mắt để tùy theo sở thích của khách hàng. Muốn bưng một cái bô nước tiểu hay cái bô đựng phân để đổ vào cầu tiêu, người ta phải dùng cả hai tay, nên người ta mới gọi là bưng. Dù là bô đựng nước tiểu hay bô đựng phân thì cũng là vật đựng những chất rất thừa thãi,dơ bẩn của con người được thải ra, nên phải bưng bằng tay cho cẩn thận kẻo đổ ra nhà lại mất công, mất thì giờ dọn dẹp, tẩy uế. Vậy mà tại sao lại có những kẻ dám bưng bô bằng miệng? Bọn chúng là ai? Xin thưa ngay, đó là bọn thân Cộng Sản nhưng không dám về Việt Nam ở hẳn để phục vụ cho bọn chúng, mà chỉ dám dùng miệng lưỡi để tâng bốc, nịnh hót bọn chúng hoặc nói những điều có lợi cho bọn chúng, mong hưởng chút cơm thừa, canh căn mà chúng bỏ đi, nên mới có câu:
Thân Cộng là loại bưng bô,
Việt Cộng mắc ị, vôi vàng chạy ra,
Đưa bô cho chúng ị ra,
Ị xong chúng bảo bưng vào mà ăn.
Vô Danh.
Bọn Cộng Sản trong đó có Cộng Sản Việt Nam tức Việt Cộng là một bọn ăn cướp, độc ác, dã man và tàn bạo nhất thế giới. Chúng đã giết hại cả trăm triệu người vô tội trên thế giới. Trong cuốn “Death by Government” (Chết bởi Chính quyền), Rudolph J. Rummel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại Học Yale và Đại Học Hawaii, đã xếp chế độ Cộng Sản đứng đầu trong 10 chế độ gây chết chóc nhiều nhất (most murderous regimes) cho nhân loại trong thế kỷ 20 và cũng đã liệt kê số nạn nhân bị sát hại trong thế kỷ 20 bởi các chế độ Cộng Sản trên thế giới như sau:
Liên Bang Sô Viết, 61,911,000 bị chết trong các trại tù Gulag.
Trung Quốc, 35,236,000 bị chết dưới chế độ Cộng Sản.
Cao Miên, 2,035,000 bị chết dưới thời Cộng Sản Khmer Đỏ.
Việt Nam, 1,670,000 bị chết vì cuộc chiến Việt Nam do Việt Cộng gây ra.
Nam Tư, 1,072,000 bị chết dưới chế độ Cộng Sản do Tito lãnh đạo.
Vì thế, con người ghê tởm bọn Cộng Sản còn hơn ghê tởm những con chó bị cùi hủi, những đống phân, đống cứt của người mắc bệnh dịch tả. Chúng đi tới đâu là người dân chạy tới đó. Như chúng ta đã thấy, năm 1954, gần một triệu người miền Bắc VN đã phải bỏ cả nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên để chạy vào miền Nam vì không muốn sống với bọn VC. Tới năm 1975 cũng vậy, chúng đi tới đâu là người dân chạy khỏi đó. Khi chúng chiếm được Saigon thì mấy trăm ngàn người ở Saigon đã bỏ nhà cửa, tài sản để di tản và sau đó sưốt từ 1976 tới 1990, hơn triệu người miền Nam và cả miền Bắc cũng đã bỏ nhà cửa, ruộng vườn liều chết để vượt biên tìm tự do vì không muốn sống chung với bọn Cộng Sản độc ác, dã man.
Ấy vậy mà không hiểu tại sao, sau khi định cư ở hải ngoại một thời gian, lại có một số trí thức thích giao du thân mật với bọn chúng? Nhiều kẻ còn tang bốc, nịnh hót bọn chúng khiến những người Việt Hải Ngoại tỵ nạn Cộng Sản phải gọi họ là những kẻ bưng bô cho Việt Cộng bằng miệng?
Có thể nói rằng, sau năm 1975, chẳng còn ai tin tưởng ở chế độ Cộng Sản nữa. Ngay cả những người đã theo Cộng Sản từ 1945 và có tuổi đảng vài ba chục năm cũng đã sáng mắt chứ đừng nói những người đã bị chúng cướp đoạt tài sản, bắt bỏ tù, hoặc cho đi “cải tạo” hay phải bỏ nước ra đi tìm cái sống trong cái chết với hai bàn tay trắng. Chính Phạm Quế Dương, một cựu Đại Tá của Quân Đội Nhân Dân Việt Cộng cũng đã thẳng thừng tuyên bố đảng Cộng Sản Việt Nam là một đảng Cướp. Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas cũng nói: "20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu." và Cựu Tổng thống Nga Putin cũng phát biểu tương tự: "Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim."
Vậy mà vẫn có có những kẻ, không phải là dân ngu, mà là những tên trí thức, thích làm thân với bọn Việt Cộng. Không phải là chúng ngu dốt hay không có cái đầu, không có trái tim. Chúng là người hiểu Cộng Sản hơn ai hết nên chúng không dám về hẳn Việt Nam để phục vụ bọn Việt Cộng. Chúng chỉ muốn lợi dụng bọn Việt Cộng để được hưởng một chút hơi hám của bọn chúng hoặc được bọn Việt Cộng cho hưởng một sự dễ dàng mỗi khi chúng về Việt Nam ăn chơi hay kiếm lợi. Bọn Việt Cộng cũng không phải là không biết, nhưng chúng vẫn giả vờ o bế để dụ dỗ khững kẻ nhẹ dạ khác mang tiền về đầu tư cho bọn chúng trấn lột.
Ông Chung Hoàng Chương, giảng viêng Đại Học San Francisco nguyên là một sinh viên của miền Nam và được chính phủ miền Nam (VNCH) cho đi du học. Sau khi học xong đã không về nước phục vụ vì sợ phải đi quân dịch nên đã trốn ở lại. Hãy nghe ông nói:” “Là một người xa quê hương, bao năm qua tôi luôn hướng về các ngày kỷ niệm trọng đại của Việt Nam, luôn nhớ tới công của một vị lãnh tụ, một người lãnh đạo đã đem đến độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam, đó là Hồ Chủ tịch. Kỷ niệm ngày sinh của Người luôn có ý nghĩa đặc biệt với tôi, bởi Người đã cống hiến cả cuộc đời để đem đến tự do và độc lập cho Việt Nam”.
Ông nói tiếp:” “Trong những lần về thăm quê hương, tôi thường mang theo con cháu về. Khi thăm những địa danh, các công trình kỷ niệm, các cháu thường hỏi tôi về cuộc đời của Người. Mỗi lần như vậy, tôi vẫn kể cho các cháu nghe những tinh hoa và những đặc điểm của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Các cháu nghe đã rất hâm mộ và nể trọng trước sự hy sinh của Cụ”.
Cũng bằng một miệng lưỡi tương tự, Ông Lê Văn Ninh (kiều bào Mỹ) bày tỏ rằng năm 1946, khi phải rời Hà Nội sơ tán về quê, qua bất cứ ngôi làng nào ông cũng bắt gặp hình ảnh thân thương của Bác Hồ qua những bức ảnh như đamg mỉm cười và dõi theo ông… Ông cho biết, ở Mỹ ông được đọc nhiều tư liệu về cụ Hồ, vị lãnh tụ mà ông luôn kính trọng. Việc UNESCO công nhận cụ Hồ là danh nhân văn hóa, ông nhận thấy cụ Hồ không những có ảnh hưởng lớn tới dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng tới các nước khác trên thế giới… sau 64 năm rồi nhưng tình cảm của ông với cụ Hồ không bao giờ thay đổi.
Còn Đinh viết Tứ, một cựu Luật Sư Toà Thượng Thẩm Saigon trước 1975 thì sao? Ông kể rằng ngày 3/9/1969 năm ấy, ông đang ở Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) thì nghe tin Bác Hồ mất. Ông đã rất đau buồn và bài thơ Nhớ Bác đã ra đời trong niềm thương nhớ Bác khôn nguôi như sau:
Con tưởng sau này Bác sẽ vô
Bỗng đâu hung tín có ai ngờ
Bác đi về cõi người không hẹn
Giữa lúc non sông nửa cách bờ
Đâu chỉ riêng mình dân ta đau
Bốn bể năm châu một nỗi sầu
Trời thu không nắng mây ảm đạm
Tiễn bậc Cha chung của nghìn sau
Con đường giải phóng Bác đã khơi
Hiến dâng cho nước cả cuộc đời
Lê chân khắp chốn tìm phương thế
Tận diệt đời nô của kiếp người
Bác đã đi qua những nẻo đường
Xuyên rừng băng núi vượt đại dương
Hai vai mang nặng theo hồn nước
Độc lập tự do cho quê hương
Thuở nhỏ con hằng nuôi ước mơ
Đến khi khôn lớn thấy Bác Hồ
Từ nay mộng ấy không thành được
Nhớ Bác con đành viết trong thơ.
Còn Trần Thanh Vân, cũng giống như Chung Hoàng Chương, được chính phủ Quốc Gia cho đi du học tại Pháp. Sau khi tốt nghiệp cũng ở lại Pháp dậy học vì sợ về nước phải đi quân dịch. Cuối năm 2009 (tháng 11) được Việt Cộng mời về tham dự Hội Nghị Việt Kiều tổ chức tại Hanội đã phát biểu như sau: “Tôi khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài rất muốn trở về Việt Nam (?) để làm việc. Tôi nói thật, người Việt mình sống ở nước ngoài như Mỹ, Pháp cũng khổ lắm, đi làm việc cả ngày khi về phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình. Tôi thấy sống ở Việt Nam rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài. Các Giáo Sư được xã hội rất tôn trọng, sinh viên kính phục ở nước ngoài không được như thế.”
Căn cứ vào đâu mà ông ta dám khảng định như vậy? Sao ông không về đi? Về ở hẳn đi. Phải chăng với số lương hưu vài ngàn Euro của ông, ở Pháp, chỉ đủ để trả tiền nhà, tiền chợ, tiền điện nước và bảo hiểm sức xe cộ, sức khoẻ … làm sao có tiền để nuôi người làm. Nhưng ở Việt Nam, với số tiền đó, không những đủ để ông ta trả mọi thứ mà còn có dư để ông có thể thuê vài ba người làm để hầu hạ vợ chồng ông nên ông cho rằng có nhiều người muốn về? Nhưng nhận định đó có phải là nhận định đứng đắn về tinh trạng xã hội Việt Nam của một người mang danh là trí thức hay không hay chỉ là lời tuyên bố của một kẻ ngụy trí thức, chỉ nghĩ đến ăn chơi và hưởng thụ?
Đã gọi là trí thức, phải có những nhận định đứng đắn về tình trạng của một nước, không phải chỉ xem xét về tình trạng sinh hoạt của xã hội đó đắt đỏ hay rẻ rúng, mà phải xem xét cả về tình trạng an sinh xã hội xem dân nghèo được chính quyền giúp đỡ gì không. Về chính trị người dân có được hưởng những quyên tự do như tự do báo chí, tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, và bầu cử v.v… hay không? Về kinh tế, người dân có được hưởng quyền tư do kinh doanh không, xuất nhập cảng thế nào, can cân chi phó ra làm sao, lợi tức trung bình của mỗi người dân là bao nhiêu v.v…Về pháp luật, nhân quyền, tài sản và tính mạng của người dân có được bảo vệ và tôn trọng hay không v.v...Phải đi tới những vùng thôn quê hẻo lánh, những vùng ngoại ô nghèo nàn xem người dân sinh sống ra làm sao, chứ không phải chỉ nhìn vào những tầng cao ốc, những khách sạn 5 sao, những chốn ăn chơi nơi thành thị.
Tại sao ở những nước văn minh và tiên tiến như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và các nước Âu châu như Anh, Pháp, Hoà Lan, Na Uy, Thụy Điển v.v… không có ai chịu làm người giúp việc nhà mặc dầu lương được trả khá cao, nhiều khi còn được cung cấp cả phòng ở? Bởi vì tại những nước đó họ có công ăn, việc làm. Nếu chẳng may thất nghiệp thì cũng có trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội. Còn Việt Nam thì sao? Công ăn việc làm thật hiếm, trợ cấp xã hội thì không có nên nhiều đàn bà phải đi làm ô sin, nhiều đàn ông phải đi làm lao nô nơi xứ người và trong nước thì những cảnh cha mẹ phải bán máu để có tiền nuôi con, con gái phải bán trinh hay con trai phải bán thận để có tiền chữa bệnh cho cha mẹ cũng không phải là chuyện hiếm xẩy ra, sao ông giáo sư Trần Thanh Vân không nhìn thấy mà chỉ nhìn thấy có vậy?
Nhưng người nịnh hót hay nhất phải kể tới ông “trí thức” Nguyễn Hữu Liêm. Chúng ta hãy nghe ông tường thuật khi ông về tham dự Hội Nghị Việt Kiều như sau:
“Trong hai mươi năm qua, tôi đã bao nhiêu lần về lại Việt Nam. Lần nào bước vào phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cũng vẫn luôn mang một nỗi sợ hãi thầm kín”. Rồi ông kể tiếp: ” Trên chuyến tàu từ San Francisco về đến phi trường Nội Bài ngày thứ Sáu 20 tháng 11, tôi chỉ đi một mình. Tôi để ý đến các cô tiếp viên Việt Nam cố gắng cười trên môi trong nỗi bực mình thể hiện qua lông mày vì những yêu cầu của khách hàng đi từ Đài Loan.Vừa bước tới quầy thủ tục nhập cảnh ở Nội Bài, tôi đã được hướng dẫn vào lối đi dành cho đại biểu kiều bào về tham dự Đại hội. Một sĩ quan cấp tá đón tiếp tôi thân mật, vui vẻ. Viên sĩ quan đóng dấu ngay lập tức vào tờ khai nhập cảnh và chào tôi nghiêm chỉnh với nụ cười….
Sáng sớm ngày hôm sau, thứ Bảy, 21 tháng 11, phái đoàn chúng tôi lên xe buýt – có xe cảnh sát hú còi mở đường – đi về Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình…. Những anh công an chính trị cũng luôn nở nụ cười, bắt tay. Cái biện chứng tương tác của ý chí thể thức đang lôi kéo các tâm hồn thượng cổ, làng mạc ra với không gian mới của thời đại – như các cô chiêu đãi viên hàng không Việt Nam vẫn cố cười dù rất là không muốn…. Những anh công an chính trị cũng luôn nở nụ cười, bắt tay. Cái biện chứng tương tác của ý chí thể thức đang lôi kéo các tâm hồn thượng cổ, làng mạc ra với không gian mới của thời đại – như các cô chiêu đãi viên hàng không Việt Nam vẫn cố cười dù rất là không muốn”.
Ôi “trí thức” Nguyễn Hữu Liêm là thế, chỉ vì mấy nụ cười của mấy cô nữ tiếp viên Hàng Không Việt Nam, chỉ vì mấy nụ cười của mấy tên công an Việt Cộng, chỉ vì được ưu tiên làm thủ tục nhập cảnh, chỉ vì được đi xe buýt miễn phí và có xe cảnh sát hụ còi mở đường mà ông trí thức Nguyễn Hữu Liêm đã sung sướng và cảm ra rằng mình vui lên như đứa trẻ thơ.
Chưa hết, ở cuối ngày bế mạc hội nghị, ông trí thức Nguyễn Hữu Liêm đứng dậy chào cờ. Khi bài “Tiến quân ca” (quốc ca của Việt Cộng) được cất lên, ông còn nói: “ Lạ thật. Tôi chưa hề từng nghe Quốc ca Việt Nam (này) trong khung cảnh thể thức như thế. Từ ấu thơ đến bây giờ, tôi từng hát Quốc ca của miền Nam, trước năm 1963 thì cùng với bài hát buồn cười “Suy tôn Ngô Tổng thống.” Ba mươi bốn năm qua là Quốc ca Hoa Kỳ xa lạ, Star Spangled Banner. Nay thì tôi lại nghe và chào Quốc ca Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Con người là con vật của biểu tượng. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Tôi cảm nhận được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển mình của năng lực Kundalini.”
Ôi, những ông bà trí thức VN, chỉ có thế mà cũng chịu bưng bô cho Việt Cộng bằng miệng sao? Phải gọi các ông bà này là loại trí thức gì cho đúng nghĩa?
Để kết thúc bài này, xin mượn mấy câu thơ của cô Hương Saigon:
……………
Có những kẻ đầu ngưu diện mã
Bán lương tâm đổi bả công danh
Quên dân quên nước đã đành
Cúi đầu phù thịnh, lưu manh lọc lưà
Trở về nước dây dưa với cộng
"Xoá hận thù", mong bổng lộc to
Khom lưng, nhắm mắt hát hò:
"Nước nhà đã 'thoáng', tự do, thanh bình!"
Rõ là lũ cầu vinh phản quốc
Bỏ ngoài tai tiếng khóc dân đen
Lầm than đói khổ nghèo hèn
Kêu oan, cầu cứu: bạo quyền đuổi xô !
Có những kẻ bưng bô cộng sản
Quên những ngày tỵ nạn gian truân
Trốn chui trốn nhủi bao lần
Ngày nay ấm cật phản dân hại đời
Chúng "hồ hỡi" học đòi thói cộng
Ném hỏa mù vu khống cộng đồng
Nào là "qúa khích cuồng ngông"
Biểu tình chống lại "văn công" nước nhà !
Có những "cái gọi là trí thức"
Có học hành, nhân đức thì không
Hàm hồ học thói "văn công"
Uốn cong ngòi bút nịnh dòng cộng nô
Chúng trơ trẻn tung hô chúa đảng:
Hồ Chí Minh, tên phản bội dân
Chúng gọi là thánh là thần
Rõ là miệng lưởi lũ đần Việt gian!
Thánh gì bán nước buôn dân ?
Thần gì dạ, dạ, vâng, vâng Nga, Tàu ?
Thánh gì lòng chứa gươm đao
Thần gì tàn sát đồng bào nước ta
Hỡi anh chị, ông bà, cô bác !
Xin đừng quên tội ác giặc Hồ
Chớ tin trí thức nặc nô
Miệng lằn lưởi mối, bưng bô kẻ thù !
Le Duy San
Monday, February 7, 2011
NHỮNG KẺ BƯNG BÔ CHO VIỆT CỘNG BẰNG MIỆNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment