Tiền Điện Sẽ Tăng 4 Lần/năm, Mọi Thứ Tăng Theo, VN Bi Đát
Tiền Điện Sẽ Tăng 4 Lần/năm, Mọi Thứ Tăng Theo, VN Bi Đát
Tiền Điện Sẽ Tăng 4 Lần/Năm, Mọi Thứ Tăng Theo, VN Bi Đát; EVN Sẽ Đổi Giá Điện Theo Giá Nguyên Liệu; Chuyên Gia: Đừng Mơ Giảm Giá
SAIGON Dân Việt tại quê nhà sẽ vất vả thêm: Giá điện sẽ điều chỉnh 4 lần mỗi năm, tùy biến động giá ở nguyên liệu... Đó là quyết định của Bộ Công Thương VN.
Tuy nhiên, Tiến Sĩ Ngô Tuấn Kiệt, viện trưởng Viện Khoa học năng lượng (Viện Khoa học - công nghệ VN), giải thích trên báo Tuổi trẻ rằng chỉ có nằm mơ mới hy vọng Bộ Công Thương hạ giá điện cho dân nghèo bớt khổ. Tiến sĩ Kiệt còn nói thêm, rằng tiền điện phải tính theo năm, chứ tính chuyện biến đổi giá theo tam cá nguyệt sẽ rối tung lên...
Báo Tuổi Trẻ hôm Chủ Nhật, trong bản tin “Sẽ tăng giá điện” cho biết sơ lược tình hình:
“Sau giá xăng dầu, cơ chế điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường đang được Bộ Công thương hoàn thiện. Cụ thể, giá bán buôn điện sẽ được điều chỉnh bốn lần/năm tùy mức biến động giá nguyên liệu than, dầu, khí, tỉ giá...
...Dự kiến, giá điện theo cơ chế thị trường sẽ được Bộ Công thương trình Thủ tướng quyết định và áp dụng ngay trong quý 4-2010. Theo một quan chức Tập đoàn Điện lực VN (EVN), việc giá điện theo cơ chế thị trường sẽ nhanh chóng giúp tình hình tài chính và khả năng vay vốn của EVN tăng chứ chưa thể khiến tăng ngay chất lượng cung ứng điện và chống được thiếu điện.
Tại cuộc hội thảo hồi tháng 7 về huy động vốn đầu tư vào điện, mức giá được nhận định “đủ để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào điện VN sẽ phải ở mức 7-8 cent/kWh, tức khoảng 1.500 đồng/kWh”. Còn với mức giá EVN đang bán cho người dân trung bình khoảng 5,2 cent/kWh, theo ông Đậu Đức Khởi - phó tổng giám đốc EVN, mức lợi nhuận hằng năm của EVN rất thấp, EVN sẽ rất khó thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn để đầu tư xây dựng nhà máy điện.
Một quan chức EVN khẳng định việc có đủ khoảng 20% vốn đối ứng cho các dự án nguồn điện mới không đơn giản. “Thiếu tiền đầu tư là một trong những lý do quan trọng nhất khiến thiếu điện. Quy hoạch có rồi, EVN đủ năng lực để làm chủ đầu tư, nghĩa là tất cả sẵn sàng nhưng tiền thì... không có” - vị quan chức này nói và khẳng định nếu giá điện theo cơ chế thị trường, việc đàm phán giá điện với các nhà máy điện độc lập cũng dễ hơn, các nhà đầu tư sẽ thấy rõ sản phẩm của mình làm ra không phải bán dưới giá thành, vốn đầu tư vào ngành điện sẽ tăng.
Trong khi đó, một quan chức Bộ Công thương không xác nhận chuyện giá điện sẽ tăng lên 1.500 đồng/kWh và cho rằng giá điện sẽ tăng từng bước.
Giá điện sinh hoạt sẽ tăng cao hơn
Với cơ chế giá điện này, cả quan chức EVN và Bộ Công thương đều cho rằng chắc chắn năm 2011 giá điện sẽ theo xu hướng tăng. Mức giá bán lẻ cụ thể cho năm 2011 chưa có kết quả cuối cùng nhưng mức giá mới được khẳng định sẽ không gây sốc, không ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và đời sống người dân. Dự kiến biểu giá mới sẽ chỉ được công bố khoảng ngày 1-3-2011...”
Cũng hôm Chủ Nhật 26/09/2010, bài phỏng vấn nhan đề “Điện: Đừng mơ chuyện giảm giá” của báo Tuổi Trẻ với Tiến Sĩ Ngô Tuấn Kiệt, ghi lời bình luận của Tiến Sĩ qua phỏng vấn trích như sau:
“...Quan điểm của tôi không phải tính giá điện theo quý mà phải tính từng năm một. Nhà máy thủy điện thì lấy gì để nói đầu vào tăng hay giảm theo từng quý, có ai bán nước đâu để nói giá nước thay đổi? Nhà máy nhiệt điện thì làm sao có thể nói than thay đổi giá theo từng quý được. Tất cả hợp đồng mua đầu vào của nhà máy điện không phải mua một quý mà phải ký một năm, thậm chí nhiều năm, ví dụ điện hạt nhân ký hợp đồng mua trong mười năm.
Đầu vào của ngành điện không phải là những thứ lặt vặt trên thị trường. Không ai mua các thứ cho sản xuất điện lại mua từng ngày, từng tháng, từng quý cả. Chính vì thế không thể đặt ra việc các yếu tố đầu vào biến động thì điều chỉnh giá điện theo từng quý. Cả thế giới này chẳng có nước nào làm như vậy.
* Thưa ông, giả sử thực hiện điều chỉnh giá điện bán buôn theo cơ chế thị trường thì giá điện bán lẻ cho các hộ dân sẽ bị tác động thế nào?
- Chắc chắn sẽ tác động xấu vì giá bán buôn tăng thì giá bán lẻ phải tăng vì giá bán buôn và bán lẻ có quan hệ trực tiếp với nhau. Nếu tăng giá bán buôn mà không tăng giá bán lẻ thì ai bù lỗ? Nhà nước làm gì có tiền để bù lỗ? Vì vậy, thực chất của đề nghị tăng giá bán buôn là để kéo theo tăng giá bán lẻ.
* Nhưng giá điện theo cơ chế thị trường không chỉ tăng mà còn có giảm, nghĩa là người sử dụng điện cũng có lợi?
- Đấy là lý sự của người đề ra phương án đấy. Xăng từ khi theo cơ chế thị trường có giảm không? Họ giảm một chút sau khi đã tăng lên gấp rưỡi. Vì vậy, tôi khẳng định giá điện theo cơ chế thị trường thì chỉ có tăng vì không bao giờ giá bán than cho sản xuất điện giảm cả. Người dân nghe thì ai cũng có cảm giác: ừ thế thì mai giá đầu vào giảm thì tôi sẽ được hưởng giá điện giảm. Chẳng có chuyện đấy đâu, đó chỉ là mơ thôi...”
VietBao Online http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=164635
No comments:
Post a Comment