Bút Tích & Di Chúc Của HCM
Trần Nhu, Marina, CA, 01/01/2008“Thăng Long Xưa, Hà Nội Nay” của nhà văn Trần Nhu. Tác giả hy vọng nó sẽ góp phần trong cuộc đấu tranh giành lại tự do cho dân tộc. Điều mong muốn của tác giả là được phổ biến rộng rãi đến với giới trẻ trong và ngoài nước. Vậy mong các hội đoàn hay các tổ chức nào có thiện chí đứng ra đảm nhiệm việc in và phổ biến, xin trực tiếp liên lạc với tác giả :
Trần Nhu, P.O. Box 124
Marina, CA 93933, 01/01/2008
Thăng Long Xưa, Hà Nội Nay
Chương 10
Bút tích và di chúc Hồ Chí MinhTrần NhuTrước khi bàn về phong thủy lăng Hồ chí Minh và bút tích di chúc của ông, tác giả muốn đề cập đến những hiện tượng tín ngưỡng mới trong Đảng cs Việt Nam. Hiện nay nhà nước csVN đã cho thành lập trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, gồm nhiều bộ môn …Tháng 11/12/2006 có một cuộc hội thảo của Bộ Môn Cận tâm lý, do TS Thiếu tướng, Chu văn Phát làm chủ nhiệm. Các thành viên tham dự hội thảo có thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Phó Tổng cục chính trị quân đội Nhân Dân, ủy viên trung ương Đảng, GS Trần Phương phó thủ tướng, Hồ Ngọc Luân Ban khoa giáo Trung Ương Đảng, Nguyễn Mạnh Can chánh văn phòng chính phủ, Đại Tá Hoàng Thi Vũ, Đại Tá Hoàng Tuấn, BS Giám đốc bệnh viện Bộ Công An, và đầy đủ các cơ quan chức năng đầu nghành trong chính phủ cs đến tham dự. Cơ quan này, đã tập hợp được đông đảo các GS danh tiếng, các nhà khoa học tài ba, như TS Vũ thế Khanh, TS Nguyễn Ngọc, Bộ khoa học xã hội, TS Vũ Hoàng, TS Hồ uy Liêm, Viện sĩ Phan Hồng Đức, nhà khoa học Lê Thế Trung. TS Phan Đăng Nhật, Giám đốc viện Bảo Tàng, GS. Trần Văn Hà, GS. Phan Anh …Các nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng, Vũ Thành Bát, Nguyễn Thị Phương, Phạm Thị Bích Hằng … và những nhà Đôn Giáp, Thuật Số, Tướng Số, Tử Vi, Nhân Tướng, Mai Hoa, Dịch Số, Tam Thế Diên Cầm, Lục Nhâm Đại Độn, Bát Quái, Phong Thủy trạch cát danh tiếng của cả nước được mời đến tham dự.Căn cứ vào cái tài liệu, và nội dung, từ tư tưởng đến hành động của trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và các cuộc hội thảo đều hoàn toàn đi ngược lại chủ nghĩa Duy Vật biện chứng của Đảng CS, nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ một phản ứng nào của Đảng. Bộ chính trị ĐcsVN cũng lặng lẽ chấp nhận, và được coi như một sự kiện lịch sử hiển nhiên. Những tài liệu về ngoại cảm, nhất là vấn đề tìm mộ người chết được phổ biến rộng rãi ...Gọi hồn mà từ xưa đến nay rất nhiều người thăm dò tìm kiếm câu trả lời, nay đã được các cơ quan chức năng của nhà nước cs thẩm định, kiểm chứng và được đông đảo giới trí thức, tìm hiểu hưởng ứng. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn lạ lùng vào độ chính xác nào đó, sức thuyết phục ghê gớm của nó đã mê hoặc người ta khiến ta phải kinh ngạc. Chủ Trương của Ban Khoa Giáo Trung ương đảng, Hội Đồng Chính Phủ, Hội Đồng Khoa Học, Liên Hiệp Công Nghệ Tin Học Ứng Dụng với chủ trương của họ là nghiên cứu hiện tượng ngoại cảm, tới việc khám phá bản thể, con người, và tìm hiểu hiện tượng tâm linh : gọi hồn người chết …Nhiều nhân vật quan trọng trong Đảng cs, được đưa ra làm nhân chứng sống để xác minh sự thật, như Phó thủ tướng Trần Phương 60 tuổi Đảng. Ông là giáo sư chuyên dậy Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng cho các vị bộ trưởng; ông được xem như một lý thuyết gia Mác Xít ngoại hạng ở Việt Nam không ai bằng, nay đã nhận ra sai lầm lớn. Có mấy ông ủy viên Bộ chính trị, nhờ gọi hồn, và nhà ngoại cảm đã tìm được hài cốt bố ở Côn Đảo trong đám cán bộ lãnh đạo đảng. Họ ham mê, những hiện tượng kỳ lạ. Và lý thú hơn nữa nó có sức thu hút hấp dẫn lôi cuốn, những người giữ địa vị trọng yếu trong Đảng tìm đến các thày Tử Vi, Phong Thủy. Họ tìm vào việc bùa phép, tuy không ra mặt nhưng cho vợ con đến chùa dâng sớ, giải hạn, cầu siêu, cầu an. Trước đây khoa bói toán, tử vi, Chiêm tinh, tướng số bị liệt vào trò mê tín dễ bị đi tù, nay các thày được trọng dụng. Thiếu tướng Chu Phát đã dầy công nghiên cứu các khoa Thái Ất. Kinh dịch, Độn giáp. Ông nhận ra điều vô cùng kỳ diệu trong mối quan hệ hữu cơ giữa người sống và người chết. Ở lãnh vực vô hình việc kiết hung, hoạ phúc, tới việc quốc sự, nghề nghiệp công danh, gia sản trong nước và ngoài nước, tính mệnh, tình duyên của các cán bộ, hiện nay đều trông cậy vào các chiêm tinh gia tướng số, tử vi cũng được cả nước hưởng ứng nhiệt liệt.Việc nhà nước cho thành lập một trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, và việc dùng khả năng các nhà ngoại cảm trong nhiều lãnh vực khác nhau, như thiên văn, dự báo... phong thủy, gọi hồn người chết, tìm mồ, tử vi, tướng số xuất hiện những gương mặt các danh nhân, rất nhiều người tinh thông Kinh Dịch, Thái Ất, xem vận nước như các ông Khuông Văn Thìn, phong thủy gia, Hoàng Sơn Kinh Dịch. Nhưng có một cái đáng xem, thì họ lại làm ngơ, đó là phong thủy lăng Hồ chí Minh.Tôi có thể không bằng các ông đó, nhưng cũng phải xem vì nó có liên hệ đến cả dân tộc. Lúc đầu tôi có ý định lập một lá số tử vi cho Hồ chí Minh. Khoa tử vi người phương tây gọi là chiêm tinh. Nó xuất hiện từ xa xưa do nhu cầu lý giải vận mệnh con người. Ở phương đông, ta quen gọi là tử vi. Với khoa chiêm tinh phương Tây theo ý chúng tôi, tử vi có một căn cứ vững chắc hơn, biện chứng hơn và do đó sự giải đoán của nó “nghệ thuật” hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn so với khoa chiêm tinh phương Đông. Song cả hai đều dựa trên tư tưởng triết học cổ đại, mà toán học Nguyên Thủy với toán học Hiện Đại là một sự xuyên suốt không bờ mé. Dịch chính là một khoa toán trong đó hình tượng Thiên ưng là hình ảnh rút gọn của đại số. Các nhà Dịch học, tử vi nếu chúng ta cẩn thận mở toang cái màn thần bí bên ngoài của Dịch học, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện ra những tri thức toán học phong phú chứa đựng trong đó, mà khoa tử vi phương Đông dựa trên tư tưởng triết học cổ đại Ấn Độ, Trung Hoa. Theo tư tưởng đó vạn vật nằm trong mối liên hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau vô cùng mật thiết, dịch chuyển (vận động) không ngừng, chuyển hóa lẫn nhau và theo chu kỳ nhất định. Nhưng để lập một lá số tử vi cho mỗi người cần có 5 dữ kiện ban đầu là giờ, ngày, tháng, năm sinh (theo âm lịch) của một người là nam hay nữ (giờ, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, trong đó yếu tố giờ, ngày là vô cùng quan trọng). Con người như một sự vật, trong quá trình sinh thành, phát triển của mình, chịu sự chi phối, tác động từng giờ từng phút của vô số yếu tố khác nhau và chính mình cũng có tác động trở lại tới các yếu tố đó. Mối liên hệ qua lại mật thiết này nẩy sinh từ lúc con người được thụ thai trong bụng mẹ (vì thế ở phương Ðông người ta thường tính cộng thêm một tuổi vào năm sinh, mà ta quen gọi là (tuổi mụ) tuổi ta)Sau đó phải xem can chi của mỗi người, phụ thuộc vào năm sinh. Từ đó, phân biệt các nam dương, dương nữ, âm nam, âm nữ, thuận, nghịch ra sao ? Rất tiếc là không ai có thể biết chính xác HCM sinh vào ngày, giờ, năm nào. Vì chính đương sự trong ba bản tự khai đều khác nhau ngày tháng năm sinh, nên tác giả đành bó tay.Nhà nước cộng sản Việt Nam lấy ngày 19/05/1890 là ngày sinh của ông. Nhưng tài liệu lưu trữ ở Paris và Mạc tư khoa cho thấy có đến 6 ngày, năm sinh khác nhau, từ năm 1890 đến 1904.Ngoài khoa phong thủy sẽ bàn sau. Còn một khoa nữa có thể xem cho HCM được. Đó là bút tích với cuộc đời và tâm tình con người. May mà tôi đã có bản di chúc của đương sự trong tay.
Bút tích học là một thứ “ngôn ngữ nhân thế” con người được áp dụng vào việc chẩn đoán bệnh tật, chứng minh di sản, truy nã tội phạm …Từ ngàn xưa trong nền văn minh của hai phương trời Đông và Tây người ta đã biết đến vấn đề Bút Tích Học. Nét chữ viết, chữ ký để đoán định tâm tính con người và cuộc đời đương sự, thể hiện qua dáng chữ, tâm tính, nhân cách, sở trường, sở đoản. Chẳng hạn, kiểu chữ có nhiều nét mềm mại, thì giỏi giao thiệp, nét chữ cứng ngắc, con người đó thường cọc cằn, tùy tiện lối viết ngắt quãng không liên tục, nói lên tính cách mềm yếu, thiếu tự tin. Loại chữ thảo thể hiện khả năng tư duy lô gích mạnh mẽ. Những người có tư tưởng đứng đắn, tâm hồn nghệ sĩ, ưa vẻ mềm mại, mến điều thiện, trí óc họ bao giờ cũng muốn tạo ra cái gì dịu dàng, êm ái, hoà nhịp cho đời sống của mình và đồng loại thường có lối chữ viết đàng hoàng với nét thanh đậm rõ rệt. Bút tích học, cũng phản ảnh đầy đủ bản sắc, tâm lý và biến cố cuộc đời. Ví dụ độ dài của chữ ký là cả một cuộc đời trong đó có thể chia làm ba phần, phần đầu nói thời thơ ấu, phần hai, trung niên, phần ba lúc về già … Đó là nói khái quát, còn rất nhiều dạng chữ mà nền văn minh nhân loại đã khảo sát ta có thể nói nó rất khoa học.Ở đây xét thấy cũng cần nói sơ lược về lịch sử nguồn chữ viết.Chữ viết mà chúng ta đã quá quen thuộc là một thành quả văn hóa lớn lao quan trọng nhất của nhân loại. Nó ra đời trải qua trên 5000 năm.Nguồn gốc của chữ viết : Do nhiều lý do khách quan và chủ quan. Có một khu vực trong thế giới cổ đại được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ghi nhận là nơi chốn sinh thành và phát triển hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người, trong đó đáng kể là vùng Trung cận Đông : Vùng Lưỡng Hà và Trung Đông, Ai Cập, Ấn Độ. Từ những trung tâm này chữ viết của nhiều hệ thống ngôn ngữ viết ghi lại khác nhau của các dân tộc. Hệ thống chữ viết được xử dụng rộng rãi nhất là hệ thống chữ ghi âm tố A, B, C làm xã hội phát triển; ngôn ngữ phát triển theo từ ngữ ngày càng nhiều nhất là các ngành khoa học, tôn giáo ý nghĩa nội hàm phong phú phức tạp. Chữ ghi ý khó lòng biểu thị hết được những ý nghĩa của nó. Nhất là kinh điển như Phật. Thậm chí nhiều khi tỏ ra bất lực. Các quốc gia tiên tiến đều có viện Hàn Lâm nghiên cứu. Bài này không phải bàn về ngôn ngữ. Chúng tôi tạm dừng lại đây.Để đi vào phần di chúc và bút tích của HCM, trước hết tôi mời bạn đọc xem bài phỏng vấn ông Vũ Kỳ của Trâm Anh phóng viên tờ Tuổi Trẻ ngày 2/09/2004 về vấn đề viết di chúc của HCM, để chúng ta cùng tham khảo.“Cũng là những ngày đẹp nhất của Cách Mạng, những ngày thu hôm nay Hà Nội lại thanh bình và tươi mát lạ thường. Nhưng nơi ông cư trú lại là Bệnh viện Việt Xô, phòng 29 tầng 3 nhà A1. Cánh cửa bật mở, nụ cười tươi ấm và ánh mắt sáng bừng trên gương mặt gầy gò đã bạc trắng cả râu tóc và hai hàng lông mày.Căn phòng sáng và rộng. Đồ đạc cũ, đơn sơ nhưng dường như còn rất bền và sạch sẽ. Trước bộ xa-lông bạc mầu thời gian, ông mặc quần áo kẻ sọc nhợt mầu và ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế nệm, lòng kê thêm một tấm gối mỏng. Những ngón tay gầy lẩy bẩy đặt trên đầu gối teo tóp. Chị hộ lý nói mỗi tháng ông phải vào viện 10 ngày. Năm nay ông đã 83 tuổi ... Nhưng vẫn còn rất minh mẫn và hóm hỉnh.Có lẽ suốt cuộc đời bên bác chưa bao giờ ông Kỳ thấy bác làm một công việc với không khí hệ trọng và thiêng liêng như viết di chúc. Ông Kỳ biết bác bắt đầu suy nghĩ và viết di chúc từ những năm 1960. Nhưng đến năm 1965 khi bác 75 tuổi, Người mới bắt đầu viết di chúc.Không phải ngẫu nhiên mà trước khi viết, ngày 15/02/1965. Đến đúng 9 giờ sáng ngày 10/05/1965 bác đặt bút viết dòng đầu tiên cho di chúc, đó là câu “Tài liệu tuyệt đối bí mật”.bác làm việc trong 10 ngày liền, mỗi ngày đúng một tiếng vào thời gian đẹp nhất, con người minh mẫn sảng khoái nhất, đó là 9 giờ đến 10 giờ sáng. Khi viết, bác dặn ông Kỳ, bác sẽ không tiếp ai. Cứ viết đến 10 giờ thì bác lại bỏ tài liệu vào một bì thư đưa ông Kỳ cất giữ hôm sau lấy ra. Đến ngày 14/05/1965 thì bác đánh máy và đến 16 giờ thì hoàn thành. Bản di chúc dài 3 trang ở cuối đề ngày 15/05/1965. bác ký và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ. Đọc, sửa đến ngày 20/05 bác lại bỏ vào bì thư cất đi.Đúng một năm sau, tức ngày 10/05/1966 bác lại lấy “tài liệu tuyệt đối mật” ra và viết tiếp, mỗi ngày một tiếng từ 9 giờ đến 10 giờ. Nhưng năm ấy bác hầu như chỉ đọc và ngẫm nghĩ. Đến ngày 14 thì bác viết thêm một câu, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” trong đoạn nói về Đảng. Ông Kỳ nói về việc này trong hồi ký : “bác mời ông Kỳ ăn bánh ga-tô và hỏi có ngon không ?” Ông Kỳ thưa có. bác hỏi : “Nếu bác mời cơm chú rồi mới mời bánh thì bánh còn ngon không ?” Ông Kỳ thưa : kém ngon ạ. Bác lại hỏi : “Phê bình và tự phê bình cũng vậy. Phải đúng lúc và đúng cách. Điều quan trọng nhất là phải tôn trọng lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau”.Năm 1967, bác không sửa gì nhiều bản di chúc nhưng đến năm 1968 thì Người sửa rất nhiều. Phần mở đầu bác viết năm 1965 là “Năm nay tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh” nhưng nay bác sửa : “Năm nay tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần vẫn sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây”. Có lẽ không muốn mọi người lo, bác viết tiếp, “Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là một điều bình thường”.… viết rồi lại gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng đất nước ... bác gạch dọc bên lề. Rất nhiều đoạn vòng xuống vòng lên, mực xanh lẫn mực đỏ. Có lẽ lúc đó bác còn nhiều trăn trở. Người chưa yên tâm lắm khi giã biệt cuộc đời này ? Nói đến đây ông Kỳ dừng lại. Có lẽ ông đang hồi tưởng lại tâm tư của chính mình.Năm 1969 bác Hồ viết di chúc lần cuối cùng cũng vào tháng năm. Ngày 10/05/1969 Người viết lại đoạn mở đầu, gồm một trang viết tay vào mặt sau của tờ Tin tham khảo đặc biệt. Đó cũng là lần duy nhất bác viết quá 10 giờ sáng ... Cuối cùng như trong thông báo (số 151-TB/TU ngày 19/08/1989) của Bộ Chính trị thì vì nhiều lý do nên có một số điểm trong bản di chúc được công bố khác với bản di chúc bác viết (và sau đó bản di chúc đầy đủ của bác đã được công bố rộng rãi). Là đại biểu Quốc hội 1989-1994, ông Kỳ đã nêu vấn đề này trên diễn đàn Quốc hội mà không ngại có ý kiến không đồng tình”.TRÂM ANH
(Trích báo Tuổi Trẻ online www.tuoitre.com.vn ngày 02/09/2004)Căn cứ vào lời thuật của ông Vũ Kỳ, Bí thư riêng của Hồ Chí Minh với phóng viên báo Tuổi trẻ Trâm Anh, và căn cứ vào Bản Thông báo chính thức của bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt Nam, làm tại Hà nội ngày 19/08/1989, về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành năm 2004, thì bản Di chúc của HCM được thai nghén từ năm 1960 và ông bắt đầu viết vào tháng 05/1965, sửa đi sửa lại và bổ sung thêm đến tháng 05/1969 mới xong.Mặc dù bản Di chúc của họ Hồ viết kéo dài tới 4 năm, nhưng chưa đầy 7 trang giấy viết tay và đều ở dạng dở dang cả.“Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng (khóa VI) khẳng định bản di chúc được công bố bảo đảm trung thành với bản gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.Tuy nhiên, tất cả những bản Di chúc chụp lại (nguyên bản gốc) được công bố và in trong sách, là một mớ bòng bong, rối ren, lộn xộn. Không một đoạn nào, bản nào được xem là hoàn chỉnh cả. Ngay cả bản gồm ba trang đánh máy, có chữ ký của Hồ Chí Minh và bên cạnh có chữ ký của Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản hồi bấy giờ, mà bộ Chính trị coi là bản hoàn chỉnh, cũng là chuyện gian lận lộ liễu. Bởi vì nguyên gốc bản viết tay của Di chúc ấy đến nay đã bị yểm đi. Nó bị sửa và có thay đổi. Đọc đoạn văn dưới đây của ông Kỳ, chúng ta sẽ biết rõ nó bị yểm đi. “Đúng 9 giờ sáng ngày mùng 10/05/1965 bác đặt bút viết dòng đầu tiên cho Di chúc, đó là câu : “Tài liệu tuyệt đối bí mật”.“bác làm việc trong 10 ngày liền, mỗi ngày đúng một tiếng vào thời gian đẹp nhất, con người minh mẫn sảng khoái nhất, đó là từ 9 giờ sáng đến 10 giờ sáng, khi viết, bác dặn ông Kỳ. bác sẽ không tiếp bất cứ ai. Cứ viết đến 10 giờ thì bác lại bỏ tài liệu vào một bì thư đưa cho ông Kỳ cất giữ, hôm sau lấy ra. Đến ngày 14/05/1965 thì bác đem đánh máy và đến 16 giờ thì hoàn thành. Bản Di chúc dài 3 trang ở cuối đề ngày 15 tháng 5 năm 1965. bác ký và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn Bí thư thứ nhất của Ban chấp Hành Trung Ương đảng hồi bấy giờ. Sửa đến ngày 20/05 bác lại bỏ vào bì thư cất đi”.Khi đem đối chiếu các bản được công bố, Bộ Chính trị nói là hoàn toàn đầy đủ. Nhưng ta thấy ngay thiếu một bản viết tay mà ông Kỳ đã kể. Hồ Chí Minh viết trong vòng 10 ngày đầu, trước khi đem đánh máy. Chắc chắc bản nầy vì lý do nào đó, không có lợi nên đã bị yểm đi, không được công bố. Vì vậy, bản đánh máy 3 trang không đáng tin cậy. Nó đã bị sửa nhiều và thêm bớt. Chúng ta chỉ có thể căn cứ vào các bản viết tay của HCM ... Không có bản viết tay để đối chiếu với bản đánh máy, thì lấy gì bảo đảm rằng Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã trung thành với sự thật ? Nhất là ở cái Đảng sinh ra từ dối trá và được nuôi dưỡng bằng dối trá ?Xem trong sách, do nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội ấn hành, chúng ta sẽ thấy Bộ chính trị đã lấy các đoạn trong 7 trang viết tay của HCM, lắp ráp các đoạn, và lấy bản nầy đưa sang bản kia, lấy đoạn nầy ráp vào đoạn kia và sửa văn của HCM.Có lẽ Bộ chính trị và các chuyên gia của đỉnh cao trí tuệ loài k … cũng phải dày công lắm mới có thể đem trong cái mớ chữ nghĩa hỗn độn, luộm thuộm, bôi bác mực xanh mực đỏ như ghẻ lở ấy, chắp vá thành hình bản di chúc.Trong bản thông báo, Bộ chính trị cũng phải thừa nhận việc đó, xin trích dẫn nguyên văn :“ 1 - Về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh.- Năm 1965, bác viết Di chúc gồm 3 trang, do chính bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/05/1965. Ðây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng hồi bấy giờ.- Năm 1968, bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay.Trong đó, bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965, và viết thêm một số đoạn. Ðó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như : chỉnh đốn lại đảng …- Ngày 10/05/1969, bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc.2 - Về bản di chúc đã được công bố chính thức tháng 09/1969 sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.Hội Nghị Bất Thường của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng (khóa III) họp chiều ngày 03/09/1969 đã giao cho bộ Chính trị công bố di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.Bản di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ xung thay thế bằng những đoạn tương ứng bác viết năm 1968 và 1969. Cụ thể cơ cấu của Di Chúc đã được công bố như sau :- Ðoạn mở đầu, lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu bác viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu bác` viết năm 65. Bút tích của bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969.- Phần giữa đoạn mở đầu về Ðảng từ đoạn nói về Ðảng đến đoạn nói về Phong trào Cộng sản thế giới là nguyên văn bản bác viết năm 1965.3 - Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản (khóa IV) khẳng định bản Di Chúc đã công bố bảo đảm trung thành với bản gốc của Chủ Tịch Hồ chí Minh.- Việc chọn bản Di Chúc bác viết năm 65 để công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng lúc bấy giờ.Việc chưa công bố một số đoạn bác viết thêm năm 1968 về những việc cần làm sau khi chống Mỹ cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn, đó là vì năm 1969 khi bác qua đời, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn đang gay go ác liệt, chúng ta chưa dành được thắng lợi cuối cùng, nên việc công bố những đoạn nói trên lúc ấy là chưa thích hợp.Mặt khác, có một số câu bác viết rồi lại xóa, hình như bác đang cân nhắc chưa coi đó là xong hẳn, chưa thật rõ ý bác là thế nào. Vì vậy sau khi bác qua đời chưa thể đưa vào bản Di chúc công bố lúc bấy giờ.T/M Bộ Chính Trị
Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh“Lấy đoạn mở đầu bác viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu bác viết năm 1965, là hoàn toàn hợp lý vì bác qua đời năm 1969, và nội dung bản viết năm 1969 cũng phong phú hơn.Đoạn về việc riêng, bổ sung thêm phần bác viết năm 1968 vào bản bác viết năm 1965 là rất cần thiết … ”Bản di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản bác viết năm 1965. Trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương đương bác viết năm 1968 và năm 1969”.
(Dẫn sách nhà xuất bản chính trị quốc gia trang 46)Như thế rõ ràng là bộ chính trị và các chuyên gia ngành kỷ thuật văn hóa vô sản đã lắp ráp Di chúc của bác cũng có công lớn trong việc hoàn chỉnh bản di chúc.Còn nhiều nữa, tác giả cảm thấy thấm mệt ! Nhưng cũng không thể bỏ qua việc một danh nhân văn hóa vào loại tầm cỡ như HCM, mà viết sai văn phạm, chính tả qua nhiều khó chịu nhất là chúng ta phải đọc lối chữ rắc rối, lạ hoắc, không theo chuẩn mực ngữ pháp (tùy tiện) thay đổi nhiều chữ trong vần quốc ngữ. Không theo qui luật mà ngẫu hứng nhằm đề cao vai trò của mình, nó lại rất khó đọc ! Ngay cả Bộ chính trị và các chuyên gia ngôn ngữ thượng thặng của đảng cũng phải than rằng : ”Có một số câu bác viết rồi lại xóa, hình như bác đang cân nhắc chưa coi đó là xong hẳn, chưa rõ ý bác thế nào ?”.
(Dẫn di chúc của HCM. Nhà xuất bản quốc gia trang 46, 47, 48).Còn ông Vũ Kỳ, người đầy tớ trung thành suốt đời phục dịch họ Hồ thì nhận xét : “Đoạn nói về thương binh bác viết rồi lại gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng đất nước … bác gạch dọc bên lề, rất nhiều đoạn vòng xuống vòng lên, mực xanh, lẫn mực đỏ, có lẽ lúc đó bác còn nhiều trăn trở. Người chưa yên tâm lắm khi giã biệt cuộc đời này”.Căn cứ vào các đoạn di chúc viết tay của Hồ Chí Minh, được bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam công bố, tôi nhận thấy nổi bật 2 đặc điểm về tâm lý và tư tưởng rõ ràng.- Thứ nhất là do đời sống nội tâm của HCM bị khủng hoảng đã nhiều năm (Điên) loạn thần kinh, ông không còn làm chủ được ý tưởng của mình, bất lực trong mọi công việc quốc gia.Bản Di chúc viết lung tung, không ra thể thống gì. Công việc mà một người bình thường chỉ cần vài giờ để viết một bản văn dài mấy trang giấy. Vậy mà Hồ Chí Minh Chủ tịch đảng, Chủ tịch nhà nước lãnh đạo quốc gia Việt Nam, một “danh nhân văn hóa thế giới”. viết bản di chúc kéo dài tới 4 năm vẫn không hoàn tất. Điều nầy phản ảnh nội tâm bệnh hoạn. Tôi có thể nói rằng : “Bất cứ viện nghiên cứu tâm thần quốc tế nào, bất cứ bác sĩ tâm thần nào cũng dễ dàng nhận ra”.- Đặc điểm nổi bậc thứ hai là về căn bản ông không được học hành, thiếu hẳn kiến thức văn hóa phổ thông. Những kẻ dốt, hay nói chữ. Họ làm ra vẻ người thông thái, ra điều là kẻ cầm quyền, để cho nhiều người hiểu lầm mà tôn kính. Họ dùng mánh khóe dối trá để người ta tin là vì họ sợ bị khinh bỉ, sợ thất lợi, sợ thiên hạ chê cười. Nếu vì lý do nào đó họ làm đến chủ tịch nhà nước, thì là cả một sự nhục mạ cho dân tộc ! Ở đây đối với tác giả, nó gợi lên ý nghĩa về một quá khứ bất hạnh ! Và nối tiếp một thực tại bất hạnh lớn hơn đối với dân tộc Việt Nam đang tiếp diễn ! Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, những kẻ thế chân Hồ Chí Minh đứng đầu nhà nước Việt Nam cũng không ai có kiến thức văn hóa phổ thông ! Thật tủi hổ cho dân tộc Viêt Nam ! Bao nhiêu thập niên qua, chẳng ai trong đám lãnh đạo nhà nước có học. Sự đan cài giữa uy quyền và ngu dốt thất học nắm quyền lực, một thứ quyền lực mafia, mà từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ đều xuất thân từ thất học, nghèo khổ, ở Việt Nam : đại bộ phận ban lãnh đạo ÐCS là thất học. Họ không có ruộng đất, không có việc làm, không có quyền lợi, họ không được học hành, do đó tạo nên những quái dị, phi lý đặc biệt kiểu cộng sản Việt Nam. Trong xã hội khi những thằng ngu tha hồ tung hoành … thì báo chí thì độc thoại, trí thức vẫn cứ ngậm miệng một cách bình thường. Tội nghiệp cho đám dân đen. Chẳng ai có thể làm gì được cho họ ! Cửa mở đấy … nhưng bọn bay không bao giờ vượt qua được các hàng rào cản đâu, thế là mọi việc vẫn như cũ !Người trong nước, muốn tìm hiểu về nhân vật Hồ Chí Minh, họ vướng phải nhiều hàng rào ngôn ngữ của bộ máy tuyên truyền. Nó gán ông đủ mọi thứ tốt đẹp như : “Người tượng trưng cho tinh hoa dân tộc Việt Nam” trang 40 sách đã dẫn “Người là nhà văn hóa kiệt xuất thế giới” nơi trang 7. Người là người thầy vĩ đại … Những thứ này nhiều năm che khuất lấp những cái kém cỏi xấu xa …Để tiếp cận với sự thật, theo tôi nghĩ, di chúc của Hồ Chí Minh là cái riêng duy nhất của ông. Thể hiện khả năng của Hồ Chí Minh. Đúng là ông “ thất học, cuồng tín chủ nghĩa”. Ông coi lý tưởng cộng sản là chân lý tuyệt đối, coi Mác, Mao như những vị thần. Đã vậy ông lại ngông cuồng, có ý định sửa đổi cải cách chữ quốc ngữ, bằng cách thay thế một số chữ, và bớt đi một số chữ trong vần quốc ngữ. Trường hợp nầy vì là quá u tối, ông lại muốn áp dụng cái ngu cho cả thiên hạ. Hồ Chí Minh bất chấp tất cả ! Thằng thất học lại định làm việc thay “Học Viện Hàn Lâm” mà ngôn ngữ, văn hóa nó đòi hỏi sự tích lũy kiến thức có qui luật không thể tùy tiện. Bởi vì chữ viết là một bộ môn của một ngành khoa học, nó đòi hỏi có trình độ văn hóa. Chứ một người tạo dựng sự nghiệp chính trị qua lừa đảo dối trá như Hồ Chí Minh, lại có ý muốn mở đường cho “giá trị khai sáng”, là không ổn rồi ! Ông không tôn trọng tri thức của con người theo lời dậy của Mao Trạch Ðông – coi trí thức không bằng cục phân nên tất cả các học hàn, học vị biểu trưng cho trí thức, trí tuệ đều bị những thằng ngu xem thường.Nhìn ở góc độ khác những hành động bên ngoài phản ảnh nội tâm bên trong. Mối tương quan đó vốn là một quy luật của tư tưởng và hành động.Khi đọc bản di chúc của Hồ Chí Minh với câu Mở Đầu “tài liệu tuyệt đối bí mật” cũng đủ cho ta thấu hiểu tâm địa của kẻ viết. Cái tâm lý trước khi đặt bút viết đã bị ám ảnh, bởi tư tưởng và hành động trong quá khứ, mà đương sự muốn bịt kín không muốn cho ai biết, từ những việc quốc sự … đến tình cảm cá nhân như vụ giết chóc tàn bạo người phụ nữ thiểu số Nông Thị Xuân, và đứa con trai duy nhất Nguyễn Tất Trung không được thừa nhận, cũng là những điều tuyệt mật trong trăm ngàn tội ác tày trời khác …Trong di chúc, ngoài những lời giả dối sáo rỗng như suốt đời phục vụ cách mạng, hô hào đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ … Hồ Chí Minh còn hướng dẫn cho Đảng cộng sản tiếp tục gây tội ác đối với đồng bào Miền Nam.Ðọc đoạn di chúc trên của Hồ Chí Minh ta thấy được cách ông dùng chữ … khi ám chỉ những thành phần “cần phải dùng vừa giáo dục vừa pháp luật để cải tạo … ” Chính mấy chữ … này mới cực kỳ hiểm ác vì nó có thể bắt đi cải tạo bất kể thành phần nào trong xã hội, tất cả quân chính miền Nam, tất cả các vị tu sĩ của các tôn giáo, các đảng phái … Nó làm cả nước phải đối đầu với sự sợ hãi, với những niềm đau khổ cực cùng. Còn đĩ điếm, trộm cướp, cờ bạc, buôn lậu thì cổ kim đông tây chế độ nào cũng có, nhất là ở chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng những từ ấy chỉ dùng để ngụy trang mấy chữ ... độc ác của họ Hồ mà thôi.Một chủ trương giết người, đầy ải con người, sau khi chiến tranh chấm dứt, mà dùng chữ … thì quá kinh khủng ! Tuy HCM không nói toạc ra … nhưng ai cũng hiểu đây mới thực là lời dặn dò món nợ máu : nợ giai cấp, nợ chinh chiến, nợ ở các làng mạc, nợ ở trên rừng, nợ ở dưới biển, biết thế nào cho đủ, nên HCM dùng chữ …Khi tư tưởng độc ác đã quá đầy dẫy, để làm khuôn phép cho đảng cộng sản hành động sau khi chiếm được Miền Nam, như chúng ta đã thấy !Người xưa có những chuyện bất hủ. Sách Tạng Chỉ ghi chép : “Con hưu to gọi là con chủ, cả bầy hưu đều đi theo con hưu này, đều xem con hưu chủ đi hướng nào tùy theo cái đuôi của nó chuyển về hướng ấy mà làm quy chuẩn”. Hồ Chí Minh, theo Liên Xô, Trung Quốc Ðảng csVN theo vết xe cũ, họ bắt chước quan thầy tập trung cải tạo dân, csVN cũng vậy. Chính sách tập trung cải tạo quân cán Việt Nam Cộng Hoà đã được Hồ Chí Minh ghi trong di chúc.Cổ nhân nói : “Con người giống như văn chương”.Văn tự (Chữ viết) vốn có thần, thần ấy chuyển sang giấy. Tùy người viết hay vẽ hoạ mà nó hiện ra tâm cảm hàm dưỡng trong đó.Ôn lại việc cũ mà biết việc mới. Suy diễn phần công hiệu của nó mà ra. Kinh dịch có câu : “Vạn vật hiện hồ ly, vạn vật hiện rõ ràng”. Cho nên người xưa nói : “Văn là người”.Tăng Củng đời Tống nói : “Văn của Lão Tử thì giản cổ, văn của Liệt Tử thì hoà hoãn, văn của Trang Tử thì kịch liệt”.Lời bình trên của Tăng Củng thích đáng rõ ràng, rành rẽ.Tinh thần văn tự toát ra ở lòng người. Hình thể của văn tự phô ra sách vở. Chỉ bề ngoài nước da, ta có thể biết thể chất bên trong, thấy được diễn biến tâm cảm trong lòng người.Tinh hoa đẹp đẽ phát tiết ra ngoài đều do sự thuần khiết, hoà thuận chứa chất bên trong, mà lòng dạ hiểm độc dù khéo đến đâu cũng khó dấu. Cho nên tất cả đều toát ra ngoài. Cổ nhân nói : “ Chim phụng rực rỡ lông vũ, con béo tròn bóng lông mao, trau dồi trang sức ở ngoài và chất chứa trong lòng đều giống như một”.Chu Tử nói : “Lấy lễ nhạc, xa (bắn cung), ngư (cầm cương đánh xe), thú (chữ viết), số (tính toán) là để dạy người. Về văn, thì làm sao cho người theo học những môn ấy một cách toàn vẹn, mà có thể bảo là còn thiếu vế đức hạnh được sao ?”Xem người, đúng là phải nhận xét, quan sát, khảo cứu những điều đó, không nên xem đức với văn là hai cái khác nhau, đó là những kinh nghiệm muôn đời. Dương Đại Nguyên triều Tống cũng nói : “Chiêu và chế của Lữ Công soạn ra điều đẹp đẽ, thuần hậu mà con người của ông cũng giống như văn chương của ông”.Tôi tạm gom tri thức của cổ nhân để phân biệt điều hiểu biết. Ôn lại việc cũ mà biết việc mới.Vậy bản văn và chữ viết trong di chúc của Hồ Chí Minh còn đây. Tinh thần của bản văn còn đây. Khuôn khổ khả năng và thể chất của ông còn giữ lại ở đây, sự thật ông ta chỉ là một kẻ cuồng tín mà lòng dạ tối tăm … Tôi không luận bàn nhiều về nội dung của bản di chúc, tôi chỉ mong phụ thêm cho phần dẫn giải, mở rộng trình bầy những kiến thức uyên bác của các bậc thánh về lĩnh vực này cùng độc giả, thêm phần phụ chú kiếm được cội nguồn để tra xét. Khi khảo cứu về một văn bản, tuy phiền phức rườm rà nhưng nhất nhất điều trở về quan niệm xưa nay của các nhà khảo cứu chữ viết Đông Tây, tất cả đều là việc rõ ràng không phải là việc cẩu thả vậy.Con Người và đời Người, một đối tượng, một đề tài mà thời đại nào trong suốt lịch trình của nhân loại cũng đều chuyên tâm khảo cứu muốn hiểu biết tường tận về nó. Người ta đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn để nhận biết. Có nhiều những thủ pháp chuyên môn, những bí quyết nhà nghề rất phong phú phức tạp và nhiều khi thần bí nữa, nhưng tri thức đó của nhân loại dựa trên một dòng đời học hỏi qua thử thách với sự quan sát không ngừng, riêng về bộ môn khảo cứu con Người qua bút tích.Khi khảo sát về các kiểu chữ, các nhà nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm cho biết : Những tâm hồn minh mẫn sáng suốt, nét chữ thường rất thuần thục, cân đối và dễ nhận vì hình thức nó gọn ghẽ, ngay hàng thẳng lối, nét mực không quá đậm lợt, chấm phẩy phân minh : ám chỉ những người có tâm hồn cao thượng, hằng đem tâm trí giúp đời, không nghĩ đến đời sống cá nhân. Hay dạng chữ không gò bó, rất tự nhiên cân phân, ta biết người ấy có tâm hồn chất phác, đời họ chỉ biết việc phước. Sợ luật nhân quả không bao giờ dám làm điều thất đức …Về kiểu chữ rắc rối. Không điều hoà, ăn bớt nét, thì các nhà khảo sát nghiên cứu tổng hợp của những loại chữ rắc rối, không điều hoà như kiểu chữ HCM viết trong di chúc, có đặc tính như sau : Thứ nhất là lối viết sửa đi sửa lại. Viết rồi lại gạch bỏ. Lý do là ảnh hưởng tâm lý, “tính tình người này trí trá, thường có tính kiêu căng, phách lối ngầm”.Xem Hình lớn phía dướiKhi khảo sát, nghiên cứu bản chữ viết trong di chúc của HCM, đối chiếu với các công trình khảo cứu, ta thấy rõ nó quá khó đọc, chứng tỏ lòng dạ khô khan, chỉ có kẻ không tình cảm, thiếu sự tự kỷ, tâm lý sâu kín khó dò. Ông không muốn cho kẻ khác biết, nên chữ viết thường ăn bớt, hay kiểu chữ (rắc rối) cũng cho biết nó lá dấu hiệu, hiện tượng cho tật nói dối. Có thể dễ dàng nhận ra trong kiểu chữ thu hẹp, thái quá, phiền phức, không trật tự, lộn xộn dạng ra, nghĩa là những cử động mất vẻ tự nhiên. Kiểu chữ của HCM chỉ có những người khô héo tình cảm mới không cho người khác đọc tâm lý mình. Sự kín đáo còn ẩn trong những chữ thấp và lối chữ rắc rối. Không một ai từng nghiên cứu loại chữ này mà không biết rằng : Kiểu chữ rắc rối, khó đọc chỉ có ở loại người xảo trá, hay đóng kịch, thường những chữ họ viết không (rõ rệt) thí dụ trong bản di chúc của HCM chữ (P) và chữ (F), hay chữ (g) và d được dùng như nhau : Chữ Dân Chủ, viết ra “gân chủ”. Chữ tự do, viết “tụ go”. Chữ hạnh phúc viết hạnh Fc, thay viết vì (ph). Chữ phải chăm lo, lại viết “Fải chăm lo”, chữ giáo dục viết “záo dục”, chữ (nhưng) bớt chữ (ư), chữ (người) bớt ba chữ (ười) … Kiểu chữ của HCM còn có một dạng tính nữa là ăn bớt và hết sức rắc rối thí dụ câu : một lòng một zạ fục vụ zai cấp, fục vụ nhân zân hoặc, chi bộ phải giữ gìn viết : fải zữ zìn, giặc Pháp viết : zặc Fáp zặc Mỹ … Chúng ta thấy thay vì viết : một lòng một dạ phục vụ giai cấp, ông viết : “một lòng một zạ fục vụ zai cấp”, phục vụ nhân dân, thì viết “fục vụ nhân zân”, hoăc chi bộ phải giữ gìn, ông viết : “chi bộ Fải Zữ Zìn”, hay nghiêm chỉnh viết “ngiêm chỉnh”, tự phê bình viết “tự Fê bình”, phát triển kinh tế thành “ triển kinh tế” … không theo ngữ pháp, văn phạm, sai cả chính tả.Trong di chúc, thì kiểu chữ rắc rối, không tự nhiên, làm bộ, đạo đức nhân nghĩa giả. Che đậy bề ngoài bằng những từ ngữ khoa trương nhưng bên trong lại ẩn tàng, chứa đậy nhiều điều xấu xa nhơ nhuốc. Các nhà nghiên cứu bút tích học với cuộc đời và tâm tính con người cũng đều đi đến kết luận : (lối viết ăn bớt chữ) là dấu hiệu của tật “nói dối”. Do sự thêm bớt, thay đổi trong lối chữ của HCM, không chừng mực và kích thước thái quá như chữ E, những chữ hoà âm đều có khoen tròn lem luốc, ám chỉ cho ta biết người đó có tính tình bảo thủ, cuồng tín, và kích thước thái quá, cũng là dấu hiệu của tật nói dối. Vì trong lối chữ ăn bớt, thu hẹp, hoặc trong lối chữ ngập ngừng, sửa đi sửa lại, tâm lý đương sự muốn che đậy. Kiểu ăn bớt chữ, còn thể hiện tính kiêu ngạo, mưu mô, xảo quyệt, dám làm những việc gian hùng. Ngoài ra, có đứt đoạn, thiếu hoà nhịp. Sửa đi sửa lại vẫn không rõ, nó làm cho mất thì giờ của người khác. HCM đã làm cho tất cả những ai đọc bản di chúc của y phải mất nhiều thì giờ. Nguyên việc đó tội cũng không nhỏ. Các cháu học sinh cấp I xem bản di chúc của “vĩ nhân” này, xem có đáng học tập không ?Lạ thật, vĩ nhân văn hóa thế giới lại “thiếu văn hoá” một cách trầm trọng !Ðể độc giả trong và ngoài nước tham khảo, tác giả chụp lại toàn bộ nguyên bản gốc Di Chúc in trong sách của nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia để các bạn cùng tham khảo …Tác giả đưa ra những tội danh hoặc vạch trần sự thực về HCM một cách có đầy đủ bằng chứng, không phải vu vơ, vu khống. Các bạn ở trong ngoài nước ai cũng có thể kiểm chứng những vấn đề tác giả đưa ra. Ai nghi ngờ tác giả xuyên tạc, cần phải xác minh bất cứ điều gì, xin cứ xác minh. Ở thời đại chúng ta có đủ phương tiện để kiểm chứng, tại sao phải tránh né !* * * * *Đây là Chương 10 trong số 19 Chương, của cuốn sách “Thăng Long Xưa, Hà Nội Nay” của nhà văn Trần Nhu. Tác giả hy vọng nó sẽ góp phần trong cuộc đấu tranh giành lại tự do cho dân tộc. Điều mong muốn của tác giả là được phổ biến rộng rãi đến với giới trẻ trong và ngoài nước. Vậy mong các hội đoàn hay các tổ chức nào có thiện chí đứng ra đảm nhiệm việc in và phổ biến, xin trực tiếp liên lạc với tác giả :Trần Nhu
P.O. Box 124
Marina, CA 93933 ngày 01/01/2008* * * * *
Bút Tích Hồ Chí Minh
Monday, February 7, 2011
Bút Tích & Di Chúc Của HCM
http://www.congdongnguoiviet.fr/ToiAcHcm/VietGianHCM/0801ButTich&DiChucH.htm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment