Điểm sách: Hồ Chí Minh - Những năm chưa biết
Ông Hồ Chí Minh thời trẻ
Tác phẩm nói về giai đoạn hoạt động của ông Hồ Chí Minh từ 1919 đến 1941
Năm 2003, đài BBC đã từng giới thiệu cuốn sách "Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến" (Ho Chi Minh: The missing years) của tác giả Sophie Quinn-Judge.
Tác phẩm chủ yếu dựa trên tư liệu về Quốc tế cộng sản được giải mật năm 1992 của Trung tâm lưu trữ quốc gia Nga – và tư liệu từ kho lưu trữ quốc gia Pháp.
Tập trung vào những năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thời kì trước 1945, quyển sách cố gắng dựng lại chân dung cũng như vị trí thật sự của ông Hồ trong thời kì này.
Số mới nhất tháng Hai 2006 của tạp chí Journal of Southeast Asian Studies, do NXB Đại học Cambridge ấn hành, đăng một bài bình luận về tác phẩm này của Christina Firpo, đại học California, Los Angeles.
Người điểm sách khen tác giả là đã thành công trong việc viết nên một quyển sách phong phú và cân bằng về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Được sắp theo trình tự thời gian, cuốn sách mở đầu với lần ông Hồ Chí Minh xuất hiện lần đầu tiên tại Hội nghị Hòa bình Paris, rồi kể về những sứ mạng quanh châu Âu và châu Á, và những chương cuối là lúc ông quay về Việt Nam năm 1941.
Trong cách viết sử về ông Hồ Chí Minh trong thế kỷ 20, có hai huyền thoại chính, đối lập nhau.
Huyền thoại "vị Thánh dân tộc" mà các nhà Marxist Việt Nam tạo dựng xem ông Hồ như cầu nối giữa Quốc tế cộng sản và những người cộng sản Việt Nam.
Huyền thoại về một "chính trị gia thủ đoạn" lại chi phối các cuốn sách ở Mỹ trong thời kì chiến tranh Việt Nam.
Như Quinn-Judge giải thích, cả hai huyền thoại đều không thể giải thích được những hành động có vẻ không nhất quán của ông Hồ Chí Minh.
Tác giả cho rằng ông Hồ chịu ảnh hưởng của ba yếu tố: những năm thanh niên khi còn ở Việt Nam, Hội nghị Hòa bình Paris, và Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Về huyền thoại "vị Thánh dân tộc", bà Quinn-Judge, hiện dạy ở đại học Temple của Mỹ, nói ông Hồ không phải là đồ đệ một chiều của Quốc tế cộng sản. Quan hệ của ông với phong trào này phức tạp và mong manh, và ông thường hành động theo niềm tin của riêng mình.
Nhờ thái độ không cứng nhắc về đấu tranh giai cấp mà ông có thể đoàn kết các phe nhóm khác nhau tại Việt Nam để đấu tranh chống chế độ thực dân. Nhưng ông không thể thoát khỏi giai đoạn thanh trừng 1935-37 của Stalin: ông bị tước hết mọi quyền lực chính trị và lui về học ở trường Lenin và Stalin.
Nếu ông Hồ Chí Minh không phải là "vị Thánh dân tộc", ông cũng không phải là lãnh tụ tuyệt đối của phong trào Cộng sản Việt Nam.
Người điểm sách, Christina Firpo, viết: "Trong thập niên 1920, ông Hồ thành lập và dẫn dắt Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, đảng cộng sản đầu tiên ở Việt Nam; nhưng đến cuối năm 1930, ông đã mất nhiều quyền lực do đấu tranh nội bộ."
"Vào thời điểm này, phong trào Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ giữa Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và An Nam Cộng sản Đảng. Chia rẽ nổ ra trong thời điểm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đầy sóng gió. Các đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng dẫn tới việc Hà Huy Tập lên án ông Hồ và kết quả là ông Hồ mất quyền lực trong Quốc tế Cộng sản và ĐCS Đông Dương. Thực tế, đảng gần như bỏ quên ông Hồ từ 1937 đến 1941."
Theo người điểm sách, tác phẩm của Sophie Quinn-Judge không phải là một sự lên án chính trị hay nỗ lực tạo huyền thoại, và tác giả đã "thành công trong việc viết nên một quyển sách phong phú và cân bằng."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/cult...h_review.shtml
Có lẽ bác HBTL chưa đọc cuốn sách này . Tác giả ngay từ chương đầu đã vạch ra bộ mặt gian trá của HCM , một người thủ đoạn, thay đổi hàng ngàn khuôn mặt cũng như tên gọi, tùy coi người đối diện mình là ai , để đạt được mục đích của mình . Theo bà , thì cái huyền thoại thánh hóa của ông Hồ do đảng CSVN vẽ ra là không đúng với con người thật của HCM .
No comments:
Post a Comment