Tuesday, March 29, 2011

Tang Lễ nạn nhân Trịnh Xuân Tùng( Bị Công An đánh gẫy cổ đến chết )



.B Nguyễn Hữu Vinh - Ông Trịnh Xuân Tùng, người bị viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, đã được chôn cất xong ngày 23/3/2011. Chúng tôi đã đến viếng và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ.


Cuối cùng, thì một con người cũng đã ra đi, nói như điếu văn trong tang lễ của ông tại nhà tang lễ Thanh Nhàn “thì sinh có hạn, tử bất kỳ”, chuyện sống chết là quy luật của cuộc sống.

Đành rằng có những cái chết bất kỳ, nhưng cái chết của ông xem ra không nằm trong quy luật này. Cái chết đến với ông không do bệnh tật tự thân ông mang, không phải ở chiến trường, không phải nơi biển cả, động đất, cũng không phải là một tai nạn giao thông thường thấy ở Việt Nam… mà chính từ một nhân viên công lực mang danh “vì nhân dân”.

Tiếng kêu gào của cô Kim Tiến, con gái ông Tùng trước đám tang, dù tôi cố quên đi cũng không thể nào quên được: “Bố ơi, bố có nghe tiếng con gọi bố không? Bố ơi bố, bố chết oan lắm bố ơi…”. Tiếng gọi vang xa làm cả đoàn người đứng lặng.

Một người nói: “Tôi chảy nước mắt khi nhớ lại tiếng kêu đó, nó cứ văng vẳng bên tai cả đêm qua, ngay cả trong giấc ngủ”.


Cô con gái Trịnh Kim Tiến chúng tôi cho biết, mấy ngày qua, mẹ cô như người mất hồn, bà thì đã lớn tuổi, cô hết sức lúng túng khi người bố thân yêu khỏe mạnh đã ra đi oan khuất không thể nhắm mắt.

Cô ngồi kể lại cho chúng tôi nghe khá bình tĩnh, cô nói rằng cô không thể khóc lúc này, dù cô là con gái. Nhưng với hoàn cảnh gia đình với bà nội đã già hơn 90 tuổi, mẹ bị ngơ ngẩn như mất hồn kể từ khi sự việc xảy ra, em gái còn nhỏ, cô phải đứng lên nuốt nước mắt vào trong để làm trụ cột bất đắc dĩ cho gia đình mình trong lúc này.

Câu chuyện cô kể lại cũng như các phương tiện thông tin đã loan tải khi cô trả lời phỏng vấn, nhưng những chi tiết cô kể lại, làm chúng tôi không khỏi rùng mình vì cái chết đến đơn giản như thế và quan trọng hơn là sự vô cảm của những người đầy tớ nhân dân.

Những chi tiết chính có lẽ không cần nói thêm, nhưng những chi tiết như khi nạn nhân đã bị đánh đến bị liệt tứ chi vẫn bị giam giữ và mặc dù gia đình đã van xin nhiều lần, vẫn không được đưa đi cấp cứu. Ngay cả bát phở gia đình mua vào vẫn không cho nạn nhân ăn cho đến khi nguy cấp mang vào bệnh viện và nhịn đói cho đến khi chết.

Chúng tôi đến Nhà tang lễ bệnh viên Thanh Nhàn cùng với đoàn giáo dân Hà Nội đến viếng xác kẻ chết. Khi đến nơi, đập vào mắt chúng tôi dọc đường đi và ngoài cổng cũng như trong sân nhà tang lễ là lực lượng công an, cảnh sát chìm, nổi hết sức đông đúc.


Những người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.

Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.

Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.

Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.

Những người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.

Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.

Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.

Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.



Đoàn đại biểu giáo dân Hà Nội kính viếng



Chúng tôi xếp hàng, vào thắp hương kính viếng hương hồn ông trước khi vĩnh biệt cõi đời, đọc mấy lời kinh cầu cho linh hồn ông dù ông không cùng tôn giáo thì ông cũng được mát mẻ hơn với sự chia sẻ của mọi người.

Di ảnh ông nhìn thẳng, trước linh cữu ông, tôi cứ nghĩ mãi về cuộc đời một con người đã vất vả với những năm tháng cống hiến cho đất nước trong quân ngũ, những năm tháng vất vả gây dựng gia đình sinh con và nuôi con ăn học, phải từ giã cõi đời khi mới tuổi 54 để lại chiếc lá vàng là mẹ già hơn 90 tuổi thiếu người nuôi dưỡng.

Những người đến dự đám tang, ngoài lực lượng công an đông đúc, số giáo dân đến từ các giáo xứ, giáo họ khá đông, khi chúng tôi viếng xong, một đoàn giáo dân khác lại tiếp tục đến viếng.

Cô Kim Tiến, con gái ông Tùng sau đám tang cho tôi biết qua điện thoại rằng: “Khi tổ chức, nhà tang lễ đề nghị để họ làm ban tổ chức và đọc điếu văn cho luôn, lẽ ra gia đình cháu phải duyệt điếu văn, nhưng tang gia bối rối nên không quản lý hết được. Đến khi đọc là tai nạn, cháu đã định phản ứng, nhưng trước giờ phút tiễn biệt bố cháu, cháu muốn để bố cháu được yên”.

Rồi đám tang bắt đầu đi, qua các phố Hà Nội, lượng công an dày đặc hiếm có, họ phân đường, hướng dẫn giao thông giải thoát cho đám tang hết sức tích cực và nhanh chóng làm những người đi đường ngơ ngác. Chắc hẳn chưa có đám tang nào được sự ưu tiên như đám này.

Đưa linh cữu về qua nhà ông ở 525 Trần Khát Chân, lượng người đông đúc đứng tham dự, đứng xem tràn ra vỉa hè, trên cầu vượt. Chiếc xe chầm chậm lăn và đến một đoạn ngắn thì một người (sau này tôi mới biết là công an), bảo người lái xe dừng lại.

Hầu như, việc dẫn đường, di chuyển đám tang, chỉ đạo những người mặc thường phục đến đây, đều do người này điều động.




( còn tiếp )

Nguồn : Dân Làm Báo

Chuyện trên đường đưa đám


 


Đám tang di chuyển theo đường Đại Cồ Việt – Giải phóng và nhằm thẳng hướng Thường Tín. Dọc đường, bất cứ ngã ba, ngã tư nào đều có dày đặc cảnh sát giao thông, công an các loại và dân phòng nhiều vô kể. Họ chặn đường, giữ cho đám tang đi nhanh chóng. Nhiều người dân thấy lạ đứng nhìn theo và hỏi nhau mới biết là đám tang nạn nhân của viên công an.



Cảnh sát xếp hàng dẹp đường cho đám tang đi thật nhanh

Chiếc xe tang dẫn đầu, xe chở gia đình đi theo và sau đó là một đoàn xe con gồm 5 chiếc mà mọi người bảo là xe của công an, trong đó có chiếc xe nhìn mới tinh biển số 29A-000.67mà mọi người nói với tôi là đang chở Phó Giám đốc Công an đi cùng đến tận đường Giáp Bát. Bên cạnh là hàng loạt xe máy, thậm chí có nhiều xe chở nhau chẳng cần mũ bảo hiểm vẫn chạy song song. Xe chúng tôi đi sau cùng, chỉ trước một chiếc xe của cảnh sát giao thông.

Chúng tôi định tiễn chân ông một đoạn và đi về, nhưng những sự việc xảy ra sau đó đã không như tôi nghĩ buộc chúng tôi đi đến tận nơi.

Chúng tôi đang đi theo đoàn xe tang, bỗng nhiên những chiếc xe biển xanh số 33A-4789 , 31A-7592, 31C-6688 và chiếc xe biển trắng 29X-6969 chuyển vị trí.

Từ chỗ đi trước các xe đó chuyển sang đi sau và đi bên cạnh, riêng chiếc xe biển xanh mang biển số 33A-4789 đi phía trước liên tục chèn xe chúng tôi. Người bạn lái xe của chúng tôi đã hết sức bình tĩnh, nhưng dù đi nhanh, đi chậm, sang trái hay sang phải, chiếc xe biển xanh vẫn cứ lượn hình chữ chi để chặn đường, bất kể đó là đường vạch liền hay vạch đứt.

Lúc đầu chúng tôi hơi ngạc nhiên, nhưng qua mấy đoạn đường liên tục như vậy, chúng tôi hiểu rằng họ cố tình chèn chúng tôi bất chấp tai nạn và dòng người đi đường đông đúc.



Những chiếc xe biển xanh bắt đầu biểu diễn trên đường




Liên tục lượn chữ chi chèn che chúng tôi


Điều rất lạ, là những người ngồi trong những chiếc xe này là cán bộ công an hẳn hoi sao lại có những hành động như vậy trong khi đưa đám tang? Đến đây, chúng tôi hiểu rằng họ đến không phải để đưa tiễn người đã chết oan uổng vì chính đồng đội của họ.

Thậm chí, trên đường, họ là những người hoàn toàn gương mẫu trong việc vi phạm luật giao thông đường bộ. Chắc họ cho rằng mình là công an, nên bất chấp luật lệ đi đường, dù đường hẹp, vạch liền, họ vẫn cứ đè vạch không thương tiếc.







Còn tiếp
Nguon : Dan lam Bao'

Công An Thi Hành Luật Rừng


 

Bạn tôi nói đùa: “May hôm nay, Trung tá Nguyễn Văn Ninh đã bị bắt, nếu không thì tay lái xe này không khéo lại bị đánh gẫy cổ lần nữa”. Nhưng không phải thế, qua những đoạn đường có cảnh sát giao thông đứng dẫn đường, tất cả đều giơ tay chào rất trịnh trọng khi những chiếc xe này đi qua.

Khi không thể chèn được chúng tôi hơn nữa, đến ngã tư Văn Điển thì chiếc xe biển xanh ép hẳn xe chúng tôi vào lề đường và một cảnh sát xuất hiện ngay trước mũi xe chúng tôi, bên cạnh đó chiếc xe biển xanh 31C-6688 đã dừng lại đó từ trước, đằng sau, chiếc xe cảnh sát giao thông với còi hụ đã kịp tiến lên gần.

Chúng tôi dừng xe, viên cảnh sát giao thông nói: “Đề nghị đưa giấy tờ xe”. Chúng tôi hỏi: “Xe chúng tôi đang đi đám tang, không vi phạm luật lệ, lý do gì phải dừng lại?”. Anh ta không trả lời được, chỉ yêu cầu đưa giấy tờ xe mà không đưa ra bất cứ lý do gì.


Một cảnh sát khác đi đến bên cạnh bảo: “Nếu các bác đi đám tang thì các bác cứ đi”, lập tức viên cảnh sát giao thông này dùng cùi tay hất hất vào mạng sường người này làm anh chàng này ngơ ngác. Chúng tôi bảo: “Anh không cần phải huých anh kia làm gì. Anh vô cớ dừng xe chúng tôi mà không có lý do gì, trong khi chiếc xe biển xanh kia lượn vòng chữ chi cả chục cây số, chạy hoàn toàn vi phạm luật, anh không giữ, nghĩa là tại sao?”.

Anh ta không thể giải thích được, lúc đó, chiếc xe cảnh sát giao thông đến gần, chúng tôi yêu cầu nêu rõ lý do dừng xe chúng tôi đang đi đám tang khi chúng tôi không vi phạm bất cứ lý do nào. Chừng như đã đủ thời gian cho đoàn xe tang chạy được khá xa, anh cảnh sát này bảo chúng tôi cứ đi.

Chuyện nơi nghĩa trang


 

Chúng tôi đến nơi, thì xe tang đã dừng lại, gia đình đã chuẩn bị đưa người xấu số vào nghĩa trang bên đường. Những chiếc xe biển xanh, biển trắng nói trên đã đỗ lại bên đường.

Chúng tôi xuống xe để vào dự đám, một người trong chúng tôi gặp thanh niên lái chiếc xe biển xanh 33A-4789 đã chặn đầu chúng tôi và lượn chữ chi giữa đường bảo: “Này cháu, xe đi đám tang, tại sao lại lượn chặn xe chúng tôi như thế? Như vậy là vi phạm luật vừa nguy hiểm. Nhỡ xảy ra va quệt thì sao”. Người thanh niên này lúng túng và nói càn: “Cứ đi thế đấy, làm gì nhau, đâm được thì cứ đâm”.

Tôi thấy tên thanh niên này thật mất dạy, có phải nó ỷ vào nó là lái xe cho công an nên dám ngang nhiên thách thức và cậy thế như vậy không? Tôi hỏi: “Ai dạy cậu lái xe vi phạm luật lệ trắng trợn như thế? Cậu học lái xe ở đâu?” và đưa máy ảnh lên định ghi lại bằng chứng cụ thể.



Người thanh niên không đội mũ lái chiếc xe đánh võng trên đường


Bất thình lình, một khuôn mặt rỗ đeo kính thò tay giật máy ảnh của tôi và nói: “Ai cho anh chụp ảnh cá nhân nó mà không xin phép?”. Tôi thoáng nghĩ vậy khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại khách sạn, báo chí đưa tin và chưng ảnh ông ấy lên mặt báo, lại còn ghi: Ảnh do cơ quan công an cung cấp, chắc cơ quan công an này khi chụp ảnh đã xin phép ông Cù Huy Hà Vũ chăng? Thì ra luật của ta là thế?

Khi anh ta giật máy ảnh, một nữ giáo dân đứng bên cạnh tôi ngay lập tức đã giằng tay anh ta lại, anh ta nhảy sang bên đường tàu nhìn lại.

Tôi hỏi: “Anh là ai”? Người này trả lời: “Tôi là anh của bọn nó”. Tôi nói: “Đây là người lái xe đã vi phạm pháp luật, chạy trên đường cố tình đánh võng chữ chi chặn xe chúng tôi rất dài suýt gây tai nạn, tôi ghi lại để làm bằng chứng. Anh là công an, anh ngồi trên xe đó mà để anh ta vi phạm như thế có được không?”

Thật bất ngờ, anh ta nhơn nhơn bảo rằng: “Được, được đấy anh làm được gì?”.

Tất cả mọi người đứng đó từ giáo dân đến những người bà con đưa tang cũng như người qua đường đều chưng hửng trước câu trả lời mà không ai có thể ngờ từ miệng một người công an như thế. Đến nước này thì Chí Phèo cũng phải gọi bằng cụ.

Anh ta bỏ đi, còn quay lại dằn thêm một câu: “Tôi nói với anh Vinh nhé, tôi chẳng lạ gì anh đâu”. Tôi cũng trả lời: “Thì tôi cũng có lạ gì anh đâu, dù anh mặc như thế tôi vẫn biết là công an, nhưng công an càng phải chấp hành luật pháp nghiêm túc”. Rồi chúng tôi đi vào đám tang.

Ra khỏi đám tang, chúng tôi được nghe một người kể lại rằng tay lái xe và một số công an đứng đó kể với nhau câu chuyện vừa qua và gọi anh kia là Hải và toan tính những trò gây tai nạn khác.



đã giật chiếc máy ảnh tự xưng là đàn anh của người lái xe

những hành vi vi phạm pháp luật như thế này, thói lộng hành, cậy quyền cậy chức để chà đạp lên pháp luật và coi rẻ sinh mạng con người còn tiếp tục được nuôi dưỡng, thì chắc sẽ còn nhiều trường hợp như ông Trịnh Xuân Tùng đã gặp phải.

Chúng tôi ra về, cứ nghĩ mãi về đám tang này.

Người chết đã chết, đã yên dưới ba tấc đất. Nhưng cái chết này hình như không để lại cho những người thừa hành công vụ mà chúng tôi đã gặp ở đây một chút suy nghĩ, một sự lay động lương tâm nào từ cái chết oan nghiệt đó.

Họ có còn lương tâm để dằn vặt nữa hay không?

Hà Nội, ngày 24/3/2011.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

http://jbnguyenhuuvinh.wordpress.com/2011/03/25/dam-tang-ong-tr%E1%BB%8Bnh-xuan-tung-ti%E1%BA%BFng-keu-xe-long-va-chuy%E1%BB%87n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C6%B0a-dam/#more-1552

Saturday, March 26, 2011

Tử Thần Mang Hộ Chiếu Việt Nam?



 24-03-2011 - Kỷ niệm 85 năm đám tang Cụ Phan Chu Trinh & Kính điếu các nạn nhân của Tử Thần CAVN.

Đinh Tấn Lực

Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề 
- Joseph Stalin

Đồng chí Stalin (kính mến) -- kẻ từng được “cha già” họ Hồ tôn là vị “cha già của thế giới XHCN” -- hễ đã phán thì cấm có sai.

Giải pháp để có một VN độc đảng là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
Giải pháp để giữ một VN độc đảng vẫn là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
(Thương mình thương một, thương Ông thương mười là ở chỗ này chăng?).

Nạn nhân của thời 1930-1945 thì hằng hà sa số, đếm không xuể/kể không hết. Cả VN Quang Phục Hội & Tâm Tâm Xã, cả Đại Việt, cả Việt Quốc, cả Việt Cách, cả An Nam Độc Lập Đảng… thậm chí, cả những đồng chí đầu súng trăng treo cùng trường nhưng khác phái. Tiêu biểu của nỗ lực CS Quốc Tế III tận diệt đồng chí CS Quốc Tế IV là trường hợp của Trốt-kít Tạ Thu Thâu: Trong buổi phỏng vấn ngày 25-6-1946, Hồ Chí Minh đã trả lời Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Đó là một người yêu nước, chúng tôi đau buồn khi được hung tin... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt)! Chẳng ai nỡ nghĩ đến chuyện quyết toán vặt, nhưng ngay cả con lộ Tạ Thu Thâu ở Sài Gòn lẫn Mỹ Tho đều bị đổi tên sau ngày miền Nam thất thủ.

Nạn nhân của thời sau 1945, đặc biệt là sau 1975, cũng là vô phương đong đếm. Quả là một cuộc rửa hận/trả thù/xử lý vô tiền khoáng hậu ở nước ta. Bất kể đó là đảng viên các chính đảng kể trên còn kẹt lại miền Bắc; đã di cư vào Nam năm 1954; hoặc bị liệt vào hàng địch/ngụy của “chế độ cũ”… Hay thậm chí, ngay cả các đảng viên lão thành cách mạng của CSVN, những người đã nghiệm ra rằng gông cùm thực dân còn nhẹ nhàng hơn xích xiềng ý thức hệ; đã thấy ra mặt thật của “chiến thắng” là “thống nhất” cả nước vào tròng nô lệ Quốc Tế III; đã cọ xát với nỗi nhục đói nghèo/lạc hậu của đất nước thời “hậu giải phóng”; hay đã dự kiến cả tương lai đất nước gắn liền vào một đận Bắc Thuộc vĩnh viễn....

Tiến trình khai trừ và thanh trừng, do đó, nói theo ngôn ngữ tiếp thị ngày nay, là “2 trong1”. Hễ không phải bầu bạn anh em thì hẳn phải là thế lực thù địch. Cũng vậy, hết đồng chí ắt phải là kẻ thù, không thể khác. Mà đã là kẻ thù thì tất yếu là phải chết -- chết ngay/chết dần/chết đói/chết kiệt/chết thảm/chết đột biến/chết tiệm tiến/chết tự nhiên/chết tai nạn/chết bờ/chết bụi/chết ngộp/chết chìm/chết tù/chết bệnh/chết dở/chết tiệt v.v… -- kiểu nào cũng được, càng nhanh càng tốt, nhưng nói chung là phải chết, không chỉ bởi hệ vô thần khẳng định Chết Là Hết, mà còn bởi đối sách xuyên suốt của lãnh đạo là Chết …Cho Yên Chuyện.

Thử tạm liệt kê một vài trường hợp khai trừ/thanh trừng đồng chí tương đối dễ nhớ đã xảy ra ở xứ này, để xem thử có phải chết là hết hay không:

Ông Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), (còn được gọi là Bảy Trấn Chợ Đệm), tác giả quyển sách gây chấn động cả đảng: Viết cho Mẹ và Quốc Hội , từng nhận giải Hellman-Hammett năm 1997.

Ông Trần Độ (1923-2002),
 tác giả Nhật ký Rồng Rắn , được ông Hà Sĩ Phu điếu tặng cặp đối “Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên, song trọng đảm - Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm”.

Ông Trần Xuân Bách (1924-2006), nguyên ủy viên BCT, chủ trương dân chủ hóa VN cùng nhịp với Đông Âu và Liên Xô, tác giả phương ngôn nổi danh: "Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng… Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát - do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ là khơi thông trí tuệ của toàn dân tộc và đưa đất nước đi lên kịp thời đại...".

Ông Nguyễn Ngọc Lan (1930-2007), nguyên chủ bút báo Đối Diện, bị quản chế cùng linh mục Chân Tín vì đã chủ trương Cá nhân sám hối/Giáo hội sám hối/Đảng phải sám hối, từng bị nhà nước ép té xe cùng với LM Chân Tín khi đi dự đám tang ông Bảy Trấn.

Ông Hoàng Minh Chính (1920-2008), nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, từng nhận định chính xác "Đất nước ta đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện" (2005), rồi quyết định phục hoạt đảng Dân Chủ VN, và cùng với ông Lê Hồng Hà kêu gọi thành lập Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng.

Ông Nguyễn Hộ (1916-2009), lãnh đạo Hội Những Người Kháng Chiến Cũ, tác giả quyển Quan Điểm và Cuộc Sống, giải thưởng Hellman-Hammett, từng bị ép xuồng, bị bắt giữ và bị quản thúc tại gia cho tới chết.
V.v…

Những di thư, di cảo, di ngôn tâm huyết của họ vẫn còn đó và còn nguyên giá trị lịch sử lẫn thời sự. Rõ ràng, chết chưa hẳn là hết. Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN hiện giờ chỉ xoa bụng/vỗ tay/nâng cốc có mỗi điều về đối thủ: Chết là hết …nói!

Lãnh đạo đương thời cũng chẳng màng che giấu nỗi mong mỏi/chờ trông từng ngày điều đó xảy ra cho những đồng chí khai quốc công thần lòng ngay mắt sáng/trung ngôn nghịch nhĩ/thẳng lời phản biện/nói thật nói hết: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Minh Cần… cùng rất đông quý vị lão thành cách mạng, thậm chí, cả quý vị nhân sĩ Dương Danh Di, Trần Phương, Vũ Khoan, Nguyễn Văn An, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Chi Lan, Phan Đình Diệu v.v…

Ở một tầng nấc khác, cả trong và ngoài đảng, cả trong và ngoài nước, cả trong và ngoài tù, là một danh sách “đáng chết” rất dài, không thể kể hết danh tánh, của những người từng có tiểu luận/khảo cứu/phản biện/phân tích/bình luận/đề nghị/cảnh báo/tuyển tập... không thể đăng trên dàn báo chính quy xưa nay (nên thường phải lập riêng thư viện/thư khố trên không gian mạng), và gần đây là những tay dân báo mạnh dạn gõ phím và chuyển tải tất cả những điều mắt thấy/tai nghe/óc nghĩ… thông qua hệ internet và ung dung chiếm lĩnh đại khối độc giả có điều kiện ngồi trước màn hình ở VN. Đáng “chết để hết nói” là vì vậy!

Tự thân đảng không muốn làm kẻ thù của internet như RSF tố giác. Tự thân internet và các dàn mạng xã hội đã đứng về phía Sự Thật và trở thành kẻ thù của đảng đó chứ!

Mà đã thế thì những danh sách “đáng chết” nói trên đã trở thành vô dụng, bởi đảng không thể trông chờ mãi vào cứu cánh “chết là hết” của đối kháng, mà ngược lại, chính sự trông chờ đó đã lột trần tình trạng “kiệt mưu/cạn chước/đuối lý/hết thời” của nguyên dàn lãnh đạo đảng đương nhiệm.
*
Tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt 
- Hồ Chí Minh

Câu hỏi thứ hai được đặt ra là: Trên thực tế, chết có yên chuyệnkhông?

Hội nghị Việt Bắc 1949 từng ghi lại lời khẳng định/trần tình của đồng chí Hồ Chí Minh (cũng kính mến không kém) rằng: “Các vị lãnh tụ thế giới Staline, Mao Trạch Đông thì không thể sai lầm, nghĩa là những gì cần nói và đáng nói họ đã nói hết rồi và nói đúng, thì mình còn gì nữa, nhất là điều mình nói có thể sai”.

Ngoại trừ cái chỉ thị đóng khung trên đây là …cấm sai. Và trở thành kim chỉ nam của lực lượng công an  “còn Đảng còn mình” :

21/1/2010: công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo.

29/3/2010: công an huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, giả dạng đầu gấu, đánh dân oan đến nhập viện.

04/5/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng.

07/5/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày.

14/5/2010: công an huyện Chương Mỹ, Hà Hội, chận xe, đòi hối lộ, chưa được thì đánh công dân Tống Bá Đức bằng dùi cui và còng số 8, cho tới khi nạn nhân cầm xe máy cho 1 CA khác để nộp tiền hối lộ.

25/5/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn.

28/6/2010: công an huyện Đại Từ, Thái Nguyên, đánh chết công dân Vũ Văn Hiền.

23/7/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm.

06/8/2010: công an thường phục Thái Nguyên bắn thủng đùi xuyên xương chậu công dân Hoàng Thị Trà, về tội không đội mũ bảo hiểm.

14/8/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài.

09/9/2010: công an xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, đánh chết công dân Trần Ngọc Đường rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây thắt lưng.

16/9/2010: công an Hà Tĩnh đánh hội đồng công dân Đặng Đình Việt bằng gậy, phải nhập viện, cho tới khi rất đông người đi đường đến can mới bỏ đi.

06/11/2010: công an xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đánh công dân Lưu Đình Tăng đến phải nhập viện.

24/11/2010: công an xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh công dân thiếu niên Dương Đình Hiếu bằng dùi cui đến ngất xỉu, xong bắt thân nhân đến ký giấy xác nhận tình trạng sức khỏe bình thường trước khi đón cháu Hiếu về nhà.

17/12/2010: công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên, đánh chết công dân Đặng Văn Đen.

19/12/2010: công an phường Quán Trữ, Hải Phòng, đạp ngã xe để bắt giữ người đi xe máy ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, gây trọng thương cho cả hai nạn nhân rồi tìm cách xóa dấu vết hiện trường.

28/12/2010: công an xã La Phù, Hoài Đức, Hà Tây, đánh hội đồng đến gãy xương sườn công dân Phạm Quang Sơn, mặc cho người thân quỳ lạy xin tha, sau đó, phó công an xã kéo côn đồ về bao vây và đòi giết cả nhà và đốt nhà nạn nhân.

11/1/2011: công an huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đánh gãy tay công dân Ngô Thị Thu trong lúc biểu tình tố cáo nhà máy nhả khói độc, lại còn tuyên bố rằng nạn nhân chưa chết đâu mà lo.

01/3/2011: công an phường Nghi Tân, Cửa Lò, Nghệ An, đánh hội đồng công dân Nguyễn Văn Hướng bằng dùi cui đến tét đầu, về tội không đội mũ bảo hiểm.

02/3/2011: trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, phường Thịnh Liệt, Hà Nội, đánh công dân Trịnh Xuân Tùng gãy 2 đốt sống cổ, gây liệt tứ chi và hệ thống hô hấp, dẫn đến tử vong, về tội đi xe ôm mà dừng lại tháo mũ bảo hiểm ra để nghe điện thoại.

23/3/2011: thiếu tá công an Bùi Minh Thắng, phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang (con của giám đốc CA tỉnh Hậu Giang), đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng đến nhập viện, khi nạn nhân không chịu lái xe taxi vượt đèn đỏ như Thắng yêu cầu. Chi được đưa về trạm CSGT Cửa Ô, Thắng còn buộc đồng nghiệp ở đây phải quỳ lạy, :không tao bắn!”.


Sự liên hệ hữu cơ xâu chuỗi của hàng loạt án mạng tàn độc/thảm thiết kể trên không khỏi khiến dư luận nhiều nguồn rút ra một kết luận khách quan khó cãi: Tử thần đã chính thức nhập tịch và đang mang hộ chiếu VN.

Trong tất cả các vụ công an đánh/giết người vừa kể, chỉ có độc nhất vụ thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp bị truy tố ra tòa, lãnh án 7 năm tù giam.

Trong tất cả những công an từng đánh/giết người kể trên, cũng chỉ độc nhất thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp là có được sự bảo vệ tương đối khá hơn cả, nhờ lọt vào bên trong hệ thống trại giam. Đa phần những kẻ còn lại bên ngoài đang sinh hoạt trong sự sợ hãi thường trực, sau những vụ nhân dân bất bình bao vây hiện trường; mang xác nạn nhân đến triển lãm tại trụ sở CA; biểu tình đòi làm sáng tỏ vụ việc; hoặc, phá tan cổng UBND tỉnh (trường hợp Bắc Giang).

Tức là, so với sự trông đợi của đảng và nhà mước mong giới đối kháng “chết cho yên chuyện”, thì ngược lại, khi nhân dân VN bị hành hung dưới tay tử thần công an VN đã trở thành những cái “chết gây lớn chuyện” rất đáng lo ngại.

Chứng cớ là nhà nước bịt kín/bẻ cong tin tức về cuộc tự thiêu của KS Phạm Thành Sơn ngay trước UBND thành phố Đà Nẵng ngày 17/2/2011 vừa qua.

Chứng cớ nữa là nhà nước đã phải hoàn tất khám nghiệm thi thể nạn nhân Trịnh Xuân Tùng sớm hơn dự định 1 ngày, đồng thời, dời vụ xét xử TS Cù Huy Hà Vũ trễ lại 10 ngày, tránh sự trùng hợp cả 2 sự kiện có tính “ngòi nổ” này vào cùng ngày 24/3/2011.

Rõ ràng là nhà cầm quyền Hà Nội biết sợ hương hoa nhài tỏa ngát từ Trung Đông/Bắc Phi và cái lò năng lượng hạt nhân căm phẫn của nhân dân VN đang chực nổ dưới những nhát chém của lưỡi hái tử thần công an hiện nay. Vì sao?

Vì đảng và nhà nước đã hiển thị đậm nét tình trạng thiểu năng/kém trí/vi luật/kiệt ngân/cạn lý/hết thời… ngược chiều với tình hình cập nhật về kỹ năng đấu tranh bất bạo động của nhiều người nhiều giới đang biến dần những quan tâm thành hành động.

Vì nhân dân đã vượt qua tâm lý mackeno cùng nỗi sợ, đã thao dượt đối đầu với nhà cầm quyền ở tầng địa phương, đang chờ đợi một ngòi dẫn nhạy lửa, và sẵn sàng cho một cuộc tập họp tại thủ đô có tầm vóc và hiệu quả như ở Tunis hồi đầu năm nay.

Vì, bên dưới tình trạng các chủ tịch tỉnh thường xuyên bất chấp lệnh chính phủ, các hiện tượng công an cấp xã có toàn quyền sinh sát và tùy tiện sử dụng quyền này chính là chỉ dấu rõ nhất của một hệ thống quyền lực đứt rời từ trung ương xuống tới địa phương.

Vì dàn thông tin 4T chính quy ở đây đã chính thức quy hàng hệ truyền thông dân báo ung dung lấn lướt ở mức áp đảo trên từng bảng pageviews, và với nội dung xây dựng mạng sinh hoạt xã hội dân sự làm nền cho việc huy độngsức mạnh quần chúng.

Vì mối liên kết giữa giới bloggers ở đây tiến đến những quy ước bất thành văn về phong trào quật ngược cán cân nạn nhân-hung thủ: Đẩy mạnh việc thu thập chứng cứ tham nhũng/lạm quyền/gian dối/tàn ác/phạm tội của dàn quan chức các cấp.

Vì, quan trọng hơn cả, là xóa tan mọi nỗi nhục VN hôm nay, để những thế hệ người Việt sắp tới được hãnh diện sống trong một đất nước tung cánh và một nền văn hóa nhân bản, không một ai bị tiêu diệt vì không đi cùng đường vạch ra bởi kẻ khác.

Và vì, nếu thật sự cái chết (như Mohamed Bouazizi) là giải pháp (châm ngòi) để dân chủ hóa VN thoát khỏi mọi hình thái độc tài, cộng sản lẫn không cộng sản, thì cũng đáng chọn lắm thay.

Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.


(Nguyễn An Ninh)

Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


(Sào Nam Phan Bội Châu)


Đinh Tấn Lực
24-03-2011 - Kỷ niệm 85 năm đám tang Cụ Phan Chu Trinh & Kính điếu các nạn nhân của Tử Thần CAVN.

Thursday, March 24, 2011

Tà đạo Hồ Chí Minh bị cấm ở Việt Nam

Tà đạo Hồ Chí Minh bị cấm ở Việt Nam

TP Vinh: Sự thật về một tà đạo
Thứ tư - 23/03/2011 10:02

*
*
*

Tự lập bàn thờ, viết các nội dung in thành sách, tổ chức làm lễ và chữa bệnh tại nhà bằng cách cho người bệnh uống nước lã, những người trong nhóm tự xưng là theo đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” còn vẽ ra nhiều chiêu bài mê hoặc, thần thánh hóa lãnh tụ để lôi kéo người dân tham gia. Những hoạt động của “tà đạo” này không nằm ngoài mục đích cá nhân, thế nhưng không phải ai cũng biết và có thái độ cảnh giác

Chữa ung thư bằng… nước lã

Chuyện xuất xứ của tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” cũng chẳng khác mấy so với nhiều tà đạo khác trong thời gian vừa qua. Nó bắt nguồn từ sự khác thường của một người đàn bà chuyên nghề… làm ruộng ở thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) cách đây mấy năm.

Năm 2000, bà Nguyễn Thị Điền (SN 1960), trú tại địa chỉ trên bị ốm nặng. Đến năm 2001, bà Điền tự dưng khỏi bệnh và sau đó có những biểu hiện không bình thường. Bà ta không ra đồng làm ruộng như trước đây nữa mà chuyển qua ngồi viết sách. Cái thứ sách mà bà Điền viết cũng rất khác thường như: Bàn thờ người Đại Việt; Đại pháp cầu an; Đại pháp đoàn tràng tu gia; Bác Hồ 79 điều mơ ước; Luật công phép nước.

Luật trời - thời thế… Sau khi viết sách, người đàn bà này lập bàn thờ Bác Hồ, tổ chức làm lễ rồi chuyển sang nghề chữa bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, bà ta cho xây dựng trong nhà một cơ sở thờ tự gọi là “Điện thờ Hoàng Thiên Long”. Để thờ cúng, bà Điền cho đặt tượng Bác, treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc và một bát hương.

Trên cửa điện ghi dòng chữ “Nối dòng Âu Lạc nhà nòi, Thiên trao ngọc hạnh sáng soi kế đời”. Ngay sau khi lập điện thờ, bà Điền đã tuyên truyền rằng Bác Hồ ngự tại “Điện thờ Hoàng Thiên Long” và truyền cho bà ta viết kinh sách cứu nhân độ thế cho trần giới đồng thời tự nhận mình là “Nữ thần giao liên và lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.

Ngoài ra, bà ta còn rêu rao “Điện thờ Hoàng Thiên Long” là kho thuốc tiên, còn “Đại Sơn Lâm” (con rể bà Điền ở Thượng Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình) là tổng kho nước Thánh.

Cách chữa bệnh của bà Điền thì vô cùng đơn giản: bà ta để 3 chén nước lã lên bàn thờ thắp hương rồi cho người bệnh uống. Với cách chữa đó, bà Điền dám tuyên bố sẽ chữa được hết tất cả các loại bệnh, kể cả bệnh nan y như ung thư. Từ thông tin trên, chỉ ít lâu sau, nhà bà Điền đã chật kín người từ khắp nơi đổ về để chữa bệnh và tham gia vào tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”.

Vì vậy, ngoài giờ chữa bệnh, bà Điền đã tự in sách, sao đĩa VCD và sử dụng nhiều phương tiện khác để lôi kéo nhiều đối tượng tham gia, từ đó lập ra cái gọi là “Hội đồng tu gia” để điều hành lễ nghi, thu tiền bất chính. Số người đến đây muốn chữa bệnh trước hết phải “quy”.


Chân dung Nguyễn Thị Điền

Một khi đã quy thì coi như đã trở thành đệ tử của bà Điền. Để được “quy”, mỗi người phải đóng cho bà Điền 600.000 đồng gọi là kinh phí để xây dựng điện thờ và hoa quả, lễ lạt. Từ khi xuất hiện tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”, Công an huyện Ứng Hòa phối hợp với chính quyền xã Hồng Quang đã nhiều lần đến kiểm tra, gọi hỏi, lập biên bản làm việc với những hành vi của bà Điền trong việc truyền đạo, in ấn, phát tán tài liệu; chữa bệnh không có căn cứ và vi phạm các quy định của Nhà nước về đăng ký tạm trú.

Những lần bị lập biên bản, gọi hỏi, bà Điền đều nhất quyết rằng mình không mê tín dị đoan mà chỉ làm việc thiện theo “sự chỉ bảo của Bác bằng tâm linh” để giúp đỡ mọi người nên không vi phạm pháp luật. Bên cạnh việc xử lý vi phạm đối với bà Điền, ở các xã có người theo tà đạo này, chính quyền cũng đã tuyên truyền trên loa truyền thanh, các tổ chức đoàn thể của địa phương cũng tới từng nhà vận động từng người không tham gia tà đạo này, qua đó nhiều người đã nhận thức được hoạt động mê tín dị đoan của bà Điền và từ bỏ. Tuy nhiên, cũng không ít kẻ vẫn một mực sùng bái tà đạo này, thậm chí còn có hướng phát triển đạo này ở địa phương mình đang sinh sống.

Lợi dụng danh nghĩa lãnh tụ để hoạt động mê tín dị đoan

Bắt đầu từ năm 2007, tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” được du nhập về TP Vinh thông qua bà Phạm Thị Thuận, trú tại khối 1 phường Trung Đô. Bà Thuận bị bệnh hiểm nghèo (ung thư đại tràng), nghe nhiều người rỉ tai về cách chữa bệnh của bà Điền ở Hà Tây nên cùng cháu ruột của mình là Trần Thị Thủy ở Nam Định tìm đến địa chỉ của bà Điền.

Tại đây, sau khi bị mê hoặc bởi những kinh sách cao siêu và những lời dụ dỗ mang đậm tính chất mê tín dị đoan, bà Thuận đã về Vinh lôi kéo một số công dân của phường Trung Đô tham gia vào tà đạo này. Và từ đây, như một làn gió độc, nhiều người dân ở các phường, xã khác nhau trên địa bàn thành phố đã đi theo, gây nên dư luận xấu và làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự của địa phương.


Tài liệu in ấn phát cho những người nhẹ dạ, cả tin

Điển hình là ngày 17/11/2010, một số phần tử do bà Hoàng Thị Ngự (70 tuổi), Phạm Thị Thuận (45 tuổi); Lê Thị Long (43 tuổi) và Trần Thị Lộc (48 tuổi) cùng ở khối 11 phường Trung Đô - TP Vinh đã tổ chức trang trí kết hoa trên 4 chiếc xe trượt patanh, xung quanh xe gắn 8 lá cờ hình tam giác, mỗi bên 4 lá cờ in chữ “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”.

Phía trên lồng hoa có viết các dòng chữ gắn ở mỗi cánh hoa nội dung “tình vợ chồng; tình láng giềng, tình anh em…” và để 9 thùng tôn cao 90 cm, có nắp khóa làm hòm công đức, mỗi hộp có 2 chữ khi xếp thành hàng có nội dung “nước sông công lính, có lính cụ Hồ” và “giải phóng thủ đô có hũ gạo tiết kiệm”.

Chiều ngày 18/11, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập MTTQ, số này đã tụ tập được khoảng 50 người, chủ yếu là người ở phường Trung Đô, Lê Lợi, Trường Thi, Bến Thủy đi ra Quảng trường Hồ Chí Minh, sau đó về tổ chức quyên góp tiền để ủng hộ xây dựng hội quán.

Thời gian gần đây, Lê Thị Long còn ra tận “Điện Hoàng Thiên Long” của bà Điền đưa về 30 bát hương, 30 cặp câu đối có dòng chữ “Duy nhất trong nhà kính tổ tiên; tam viên kỳ hội nay đã đến” và tuyên truyền ai có nhu cầu thờ tự thực hiện theo điện Hoàng Thiên Long thì đưa 300.000 đồng mua sắm đồ thờ với hình thức thờ tự giữa bàn thờ là ảnh Bác Hồ, phía trên hai bên là cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm, hai bên hai câu đối, giữa bàn thờ một bát hương và hướng dẫn nếu ai bị bệnh tật hàng ngày thắp hương và uống 3 chén nước lã rồi đọc kinh đại pháp đoàn tràng tu, xong uống nước trong 3 chén và cứ làm như vậy liên tục thì sẽ khỏi bệnh.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh đã có trên 50 người tham gia trong đó có cả đảng viên, số có hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật; số có con cái nghiện ma túy, đi tù…

Trước tình hình đó, Công an TP Vinh đã chủ động tham mưu cho các lực lượng chức năng ở cơ sở có đối tượng theo nhóm tà đạo này tiến hành lập biên bản vi phạm của các đối tượng, thu giữ các tài liệu, phương tiện thờ cúng đồng thời vận động nhân dân không nên tham gia vào những tổ chức hoạt động mê tín dị đoan này.

Bên cạnh đó, Công an TP Vinh cũng đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành liên quan trên địa bàn toàn tỉnh kịp thời có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý hành vi của các đối tượng theo nhóm tà đạo và lợi dụng tín ngưỡng để vi phạm pháp luật, lừa gạt người dân thu tiền bất chính đồng thời kiến nghị Sở Y tế sớm có văn bản nghiêm cấm hành vi chữa bệnh như hành vi của bà Nguyễn Thị Điền để có cơ sở kiểm tra, phát hiện, xử lý.

Đây thực chất là việc lợi dụng điểm yếu về tâm lý của người dân để thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, chữa bệnh nhảm nhí để trục lợi cá nhân. Vẫn biết, việc thờ cúng Bác Hồ hay một danh nhân của dân tộc là không ai cấm, thậm chí còn được khuyến khích, thế nhưng việc thờ cúng phải thật sự tôn nghiêm và đúng đắn.

Việc tà đạo này lấy danh nghĩa thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạt động mê tín là điều rất đáng phải lên án và dẹp bỏ. Thiết nghĩ, mỗi một người dân cần nhận thức rõ điều này để không bị dụ dỗ, lôi kéo, đi theo những tà đạo hoạt động không đúng đắn để rồi vi phạm pháp luật.

Tác giả bài viết: Việt Dũng

Nguồn tin: Báo Công An Nghệ An

Sunday, March 20, 2011

Vì sao mà Việt Nam ngày càng nhiều “bọn phản động” thế?

Đỗ Việt Khoa – Vì sao mà Việt Nam ngày càng nhiều “bọn phản động” thế?

Người dân Việt Nam trải qua thời kỳ chiến tranh tàn khốc, được định hướng tư tưởng, kiên định chuyên chính vô sản,… nên hễ nghe đến 3 chữ “Bọn phản động” là ghét lắm. Ghét cay ghét đắng. Đến nay đa số người dân vẫn ghét như vậy.
Hồi 1986 chúng tôi mới vào đại học năm nhất, có chuyện: Ở khoa Sử có ai đó viết bài cho rằng chiến tranh hai miền Nam Bắc thực chất là nồi da xáo thịt của anh em một nhà. Sau đó trưởng khoa này bị cách chức. Tôi thấy ghét luôn cái đứa viết láo viết lếu kia. Ghét thật lòng.
Từ đó đến nay, liên tục có tin bọn phản động chống phá chỗ này, xuyên tạc chỗ kia… nghe thế tôi nhất trí hết rằng phải bắt lũ ấy bỏ tù tất… Nhiều người bây giờ vẫn nghĩ vậy.
Lợi dụng tâm lý này của người dân, người ta hay gán ghép cho những kẻ không ưa bằng 2 chữ: Phản động. Cá nhân tôi đã từng bị viên hiệu trưởng và tay chân ông ta gán cho là phản động.
Câu chuyện Cù Huy Hà Vũ vừa qua khiến tôi chợt nghĩ: Bọn phản động kia là ai? Sao chúng ngày càng nhiều? Mà toàn là luật sư, trí thức vậy?
Nhờ Internet, đọc nhiều và cuối cùng tôi cũng ngẫm ra cái sự thật.
1) Sau ngày 30-4-1975, nếu chính quyền biết thực hiện hòa hợp dân tộc một cách thực tâm, thì chắc chắn không có chuyện 3 triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Hàng chục ngàn binh lính của chính quyền cũ bị đi học tập cải tạo (hay là đi tù?) có cần thiết không? Nhiều người trong đó là nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Đến nay, những người đó hỏi có mấy phần hối hận vì đã ra đi, đã chống cộng?
Rất đông trong số này bị gọi là ”bọn phản động”. Mà “bọn phản động” này có lực lượng thật là hùng hậu, có tiền, có trình độ nhưng lại không hề có ý định thỏa hiệp.
Đó là “Bọn phản động” cũ.
Chiến tranh đã đi qua 36 năm, nhưng sự chia cắt lòng người vẫn rất sâu. Cứ hỏi đến những người đó là họ chửi cộng sản, chửi chính quyền. Cá nhân tôi một lần được mời lên diễn đàn Pantalk, vừa mở lời được mấy cây cũng bị họ gọi là ”thằng CS bị nhồi sọ” khiến phải bỏ chạy không dám trở lại diễn đàn nữa.
Người ta đã đem chuyện này ra so sánh với sự sát nhập Đông Đức- Tây Đức, hay chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ để phê phán tư duy của những người có trách nhiệm. Liệu lãnh đạo nào của Việt Nam hiện nay dám lên tiếng, dám hành động để xóa bỏ lòng hận thù của lực lượng đó?
2) Từ sau 1975, liên tục có các vụ bắt bỏ tù những người có tư tưởng chống đối, đòi dân chủ nhân quyền… Vài năm nay đa số bị bỏ tù là luật sư, trí thức, phóng viên, linh mục… nay sắp tới đây là Ls Cù Huy Hà Vũ. Đó là “Bọn phản động” mới.
Tôi quan tâm tới anh Vũ vì sau vụ tiêu cực thi cử 2006 anh mời tôi tới thăm và biết anh là con của nhà thơ Cù Huy Cận. Có ý kiến cho rằng: Nếu xét theo tình hình Việt Nam hiện nay bảo anh Vũ vi phạm cũng được mà không cũng được. Đúng sai phải đợi 15-20 năm nữa (như ý kiến Ls Trần Đình Triển).
Vậy thì tại sao người ta không dừng lại cái việc bỏ tù Cù Huy Hà Vũ và những cá nhân tương tự để rồi lịch sử 20 năm nữa sẽ phán xét lại? Liệu nhà tù có cải tạo nổi tư tưởng của họ không hay là sau khi ra tù, họ càng cứng rắn hơn trở thành “bọn phản động” đúng nghĩa, sẵn sàng đi tiên phong trong cách mạng Hoa Nhài mà họ đang cổ vũ khắp các trang mạng hiện nay?
Vừa qua tôi tình cờ đọc được tin “Người tù lâu năm nhất thế giới Trần Văn Thiêng mãn hạn tù” thì muốn hỏi ông Thiêng và những người như ông rằng ra tù rồi các ông sẽ từ bỏ tư tưởng chống đối hay là lại chống mạnh hơn?
3) Quan tham nhũng, bọn ngụy Cộng sản được người ta gọi là giặc nội xâm. Đây mới thực sự là bọn nguy hại hơn bất cứ bọn phản động nào. Chúng nằm ngay trong bộ máy chính quyền, phá từ trong phá ra, phá từ trên xuống. Chúng phá hoại kinh tế, phá hoại niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm mọt rỗng, làm thối nát chính quyền. Chính bọn chúng sẽ làm sụp đổ chính quyền vô cùng nhanh chóng.
Rất nhiều người bức xúc với các tệ nạn xã hội, tin tưởng ở lời kêu gọi chống tham nhũng từ chính quyền nên đã đấu tranh với tham nhũng, bất công. Nông dân thì đòi đất đai.
ap_20110316095942195.jpg

Ông nông dân này đã gửi trên 2345 lá đơn tới các cấp, nhưng không hề có trả lời của bất cứ cấp nào. Ông ta liệu còn niềm tin vào Đảng, vào chính quyền không? (Tư liệu do cụ Lê Hiền Đức cung cấp)
ap_20110316095951510.jpg

Một kỷ lục Guiness chưa được ghi ở VN: Hoá đơn bưu điện gửi tố cáo nối dài hàng chục mét.
Họ đơn thư khắp nơi mãi không được giải quyết. Báo chí thì đưa tin: Người chống tham nhũng đều bị trù dập. Chuyện này không lạ khi bản thân tôi cũng đã từng kiên trì nhiều năm gửi hàng chục đơn tố cáo tham nhũng tiêu cực mà không hề được bất cứ cấp nào giải quyết, trái lại còn bị một số báo cấu kết với lãnh đạo quay ra hãm hại và bảo vệ bọn tham nhũng sai phạm. Quốc hội thì báo cáo rằng hơn 90% đơn thư tố cáo của dân không được giải quyết, chất thành kho.
Tôi đến thăm cụ bà Lê Hiền Đức - người đạt giải Liêm chính quốc tế duy nhất của VN - tại 7/56 Pháo đài Láng HN, thấy hàng trăm bộ hồ sơ tố cáo tham nhũng tiêu cực chất đầy các tủ. Cụ đã 82 tuổi nhưng hàng ngày vẫn phải đi gõ cửa chính quyền yêu cầu họ giải quyết việc tố cáo cho dân. Cụ cho tôi xem nhiều hồ sơ tố cáo, trong đó có các vụ mà trách nhiệm giải quyết thuộc Sở giáo dục và UBND Hà Nội: Giống y như vụ của tôi, các tố cáo không hề được giải quyết. Việc bảo kê cho lãnh đạo sai phạm rất là công khai trắng trợn. Cụ cho biết: Chúng nó (quan chức) đều trốn cụ cả, chúng nó đá đi đá lại như đá bóng mà không giải quyết. Chúng thối nát lắm rồi.
Những công dân khác khi đọc báo chí về các vụ tiêu cực, bao che tham nhũng, bảo kê sai phạm là họ rất bức xúc. Từ đó ngày càng nhiều người mất niềm tin vào lãnh đạo, rất có thể sẽ quay sang chống đối đòi thay đổi.
Đó là ”Bọn phản động” tiềm tàng ngay trong dân ngày càng nhiều là do vậy đấy.
Nếu đọc các phản hồi từ một bài trên diễn đàn BBC chẳng hạn thì sẽ giật mình thấy phản hồi của phe lề trái áp đảo tuyệt đối, phe lề phải thì lẻ loi.
Bệnh giả dối, hình thức, tham nhũng lãng phí hoành hành khắp nơi. Hàng chục năm nay trong ngành giáo dục vẫn duy trì cái trò giả dối: học - thi nghề phổ thông. Bệnh lạm thu trong nhà trường thực chất là tham nhũng và tình trạng ép buộc học sinh học thêm ngày càng tràn lan. Thi cử thì tiếp tục gian lận. Bầu cử các cấp mãi vẫn như diễn văn nghệ. Lãnh đạo thì yếu kém mọi mặt vì thực quyền không có hay không dám dùng quyền. Vị nào cũng giống nhau ở chỗ giỏi làm ngơ, xa dân, khó gặp và rất giàu. Thế thì làm sao bảo người dân tin tưởng được vào họ? Không tìm đâu ra người nào trong hàng ngũ lãnh đạo đủ khả năng thay đổi tình hình, tiến hành cải cách. Trong khi đó người láng giềng lớn phía bắc phát triển ào ạt, nguy cơ bị họ nuốt chửng ngày càng lớn.
“Bọn phản động” cũ, “Bọn phản động” mới, “Bọn phản động” tiền tàng ngày càng nhiều là như vậy đó.
Phải làm gì để giảm bớt số lượng bọn họ? Bắt bỏ tù thì hạ sách, bắt sao hết, chỉ chứng tỏ anh bịt miệng người ta và tác dụng ngược khiến họ nhiều lên. Tốt nhất là hãy thành thực với nhân dân.
Có thực mới vực được đạo. Khi mà lời nói và việc làm của quan chức là thật lòng, là vì dân vì nước, là hòa hợp dân tộc, là kiên quyết chống tham nhũng tiêu cực, là bảo vệ cái đúng, bài trừ cái sai, là công bằng, dân chủ văn minh thực sự thì tự người dân sẽ tin tưởng ủng hộ, phản động sẽ tự tiêu. Khi mà toàn là giả dối, tham lam bán nước hại dân thì người ta sẽ chống đối ngày càng nhiều. Lúc đó “Bọn phản động” đông đảo quá mà làm cách mạng như ở Tuynidi hay Ai cập thì nguy to.
Thầy Đỗ Việt Khoa
Nguồn: Blog GoVn

Wednesday, March 16, 2011

Dân Nhật trước đại thiên tai

CẢNH SÁT NHẬT ĐANG CỨU NẠN TẠI VÙNG FUKUSHIMA TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI BLOG PHAMVIETDAONV

Blog Phamvietdaonv: Anh Hà Minh Thành là người Việt Nam hiện đang công tác trong lực lượng cảnh sát Nhật Bản; Hiện anh Hà Minh Thành đang tham gia cứu nạn động đất tại vùng Fukushima…Hôm trước anh Hà Minh Thành có thông tin trên blog Phamvietdaonv địa chỉ email và điện thoại cá nhân của anh, bà con nào là người Việt Nam đang gặp khó khăn tại Nhật cần giúp đỡ thì liên hệ với anh. Xin ghi lại địa chỉ của anh Hà Minh Thành:

minhthanhjp@yahoo.com; điện thoại 09085381634…

Cách đây vài hôm, một độc giả đã liên hệ với số điện thoại trên nhưng đã gặp tiếng nói của một phụ nữ. Tôi đã email cho anh Hà Minh Thành thì anh Thành cho biết: Điện thoại hiện anh đang giao cho con gái lớn của anh đang tham gia cứu nạn với bố; Có thể do con gái anh Hà Minh Thành không sõi tiếng Việt nên có thể bị hiểu nhầm…Bà con nào cần giúp đỡ xin cứ liên hệ với số điện thoại và địa chỉ email trên…


Hôm qua, Báo Tuổi trẻ đã liên hệ với Blog Phamvietdaonv muốn tìm hiểu thêm về sự giúp đỡ thiện nguyện của anh Hà Minh Thành, tôi đã thông tin với anh Hà Minh Thành và anh đã đồng ý đăng địa chỉ điện thoại và email cá nhân của anh lên báo Tuổi trẻ để sẵn sàng hỗ trợ những bà con người Việt Nam nào đang gặp khó khăn hoạn nạn ở Nhật …

Sau đây là bức thư mới nhất của anh Hà Minh Thành kể về công việc mà anh đang tham gia tại vùng Fukushima…


Xin chào anh Đào

Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.

Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn. Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả. Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.


Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô gái tên là Nguyễn Thị Huyền (Có thể tên là Hiền) vì làm việc chung nhau.


Nhân viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây dù đọc trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt, toàn xạo cả. Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng này nhưng chỉ như muối bỏ biển. Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà viết nữa. Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.


Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".


Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. "]
Nỏ trả lời: " Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".

Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.


Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.


Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật".


Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe .Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi.

Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.
Hà Minh Thành

Tái bút:

À, quên. Số điện thoại em ghi là số điện thoại cá nhân của em, hiện tại con gái lớn của em mới tốt nghiệp y tá và cháu đang tham gia công tác cứu trợ thiện nguyện trong vùng này, em đưa cho cháu dùng điện thoại của em cho tiện liên lạc. Cháu không rành tiếng VN nên chắc bị hiểu lầm như vậy.
Được đăng bởi Phạm Viết Đào-Nhà văn vào lúc 09:58
Gửi Email Bài đăng Này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Google Buzz
2 nhận xét:

Việt gốc nói...

Có ý nghĩa thế này mà người ta lại chặn blog Phạm Viết Đào nhỉ
10:32 Ngày 16 tháng 3 năm 2011
Hà Minh Thành nói...
Nho anh Dao dang tiep gium . Cach day 1h , em da tim va lien lac duoc voi 1 co gai nguoi Viet ten la Duong Le Thanh Thao du hoc sinh VN o trong vung Fukushima. Xin nho anh thong bao gium tren trang cua anh de neu than nhan cua co ta neu co doc duoc cho ho an tam.

Co be Thanh Thao nay hien dang roi khoi vung Fukushima di tan sang tinh khac voi mot so gia dinh nguoi Nhat. Hien tai co be an toan. Em da chi dan cach di tan ve Tokyo bang duong huyet mach quoc lo 4 cua Nhat.


Ngoai ra nhung ba con nao khac can tim thongtin nguoi than o trong vung Fukushima thi lam on cho em biet chinh xac so dien thoai, dia chi cuoi cung de em co the tim kiem


Cam on anh Dao

Ha Minh Thanh
10:56 Ngày 16 tháng 3 năm 2011

Tuesday, March 15, 2011

Việt Nam sắp đổi tiền?

Việt Nam sắp đổi tiền?

15-03-2011 22:33
Việt Nam sắp đổi tiền?

Khoảng nửa tháng nay, hàng trăm khách hàng đã đổ xô đến Quỹ tín dụng nhân dân Liên Nghĩa (trụ sở ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) để rút tiền trước hạn do lo ngại trước tin đồn về việc  quỹ tín dụng này sắp sập.
 Tin đồn thất thiệt này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của QTDND Liên Nghĩa. Hậu quả là chỉ trong vòng nửa tháng nay, hàng trăm khách hàng đã đổ xô đến QTDND Liên Nghĩa để rút tiền trước hạn.

Ông La Văn Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Liên Nghĩa - cho biết trên báo Lâm Đồng Online rằng, sau khi quỹ có sự thay đổi nhân sự vào ngày 21/2, đến ngày 22/2 bắt đầu có hiện tượng khách hàng đến rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn. Tính từ ngày 22/2 đến ngày 10/3 đã có 243 lượt khách hàng đến rút tiền gửi trước hạn với tổng số tiền là trên 45 tỷ đồng. Trong đó, ngày cao điểm có tới 82 khách hàng đến rút tiền. Khi được hỏi nguyên nhân, nhiều khách hàng cho biết họ nghe thông tin Quỹ sắp đổ bể nên phải nhanh chóng đi rút tiền. 
 
Nhiều khách hàng đến rút tiền gửi trước hạn trong sáng 11.3 tại QTDND Liên Nghĩa (Ảnh: Báo Lâm Đồng Online)

Bảo vệ người gửi tiền trước tin đồn thất thiệt
Trước tin đồn quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) lớn nhất sắp đổ bể, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) cùng Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
Mấy ngày gần đây, nhiều khách hàng đã đến rút tiền gửi tiết kiệm trước thời hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) do tin đồn thất thiệt quỹ sắp đổ bể. Đây là một trong những quỹ lớn nhất trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Ông La Văn Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Liên Nghĩa cho biết, sau khi quỹ có sự thay đổi nhân sự vào ngày 21/2, đến ngày 22/2 bắt đầu có hiện tượng khách hàng đến rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn. Trước hiện tượng trên, đại diện QTNDN Liên Nghĩa đã báo cáo với Đảng ủy, UBND thị trấn Liên Nghĩa, UBND huyện Đức Trọng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) công an huyện để kịp thời điều tra làm rõ vụ việc. Đồng thời, với những khách hàng đến rút tiền, mọi thủ tục thanh toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

BHTGVN và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã có mặt kịp thời để có những biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Ông Dương Quốc Long - Phó Giám đốc BHTGVN Chi nhánh khu vực TP.Hồ Chí Minh đang cùng với đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc quỹ Liên Nghĩa sẵn sàng trao đổi để khách hàng hiểu rõ sự thay đổi cơ cấu bộ máy, bác bỏ thông tin Hội đồng quản trị sắp ôm tiền bỏ trốn. Đồng thời khẳng định, BHTGVN thay mặt Chính phủ thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Do vậy, BHTGVN có trách nhiệm trong việc bảo vệ tiền gửi của dân và không để người dân bị mất tiền gửi hay thiệt hại về lãi suất do rút tiền gửi trước thời hạn.
Bên cạnh những khách hàng dao động trước tin đồn, vẫn có nhiều khách hàng đến gửi tiền với tâm lý hoàn toàn yên tâm vì QTNND Liên Nghĩa đã hoạt động một thời gian dài và tạo dựng được uy tín với đông đảo khách hàng; điều quan trọng, nhiều người dân tin tưởng rằng Chính phủ luôn cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thông qua chính sách BHTG mà đại diện là tổ chức BHTGVN.
Theo thông tin từ BHTGVN Chi nhánh khu vực TP. Hồ Chí Minh, tính từ ngày 22/2 (ngày xuất hiện tin đồn thất thiệt) đến ngày 14/3, tổng số dư tiền gửi huy động được tại QTDND Liên Nghĩa là hơn 54 tỷ đồng.
Việt Nam sẽ đổi tiền một lần nữa ?

Trước tình hình lạm phát đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, chính quyền Hà Nội đang cân nhắc đến một đề nghị rất nguy hiểm: đổi tiền!
Theo một số nguồn tin thì sau khi đã tăng liên tiếp lãi xuất chính thức trong 2 tuần qua cũng như cấm dân chúng mua bán vàng miếng và ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát vẫn không có dấu hiệu suy giảm vì xăng dầu tăng giá đã kéo theo hàng loạt hàng hóa và dịch vụ cũng gia tăng phi mã.
Từ mấy tháng qua, có tin là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự trù in loại tiền có mệnh giá 1 triệu đồng vì đồng bạc VN đã bị phá giá 6 lần trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên theo một nguồn tin giấu tên thì các cố vấn thân cận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đưa ra một đề nghị táo bạo là làm một cú đổi tiền để có thể "huy động được số tiền tệ khổng lồ" đang được người dân cất giữ trong nhà thay vì luân lưu trên thị trường.
Cần nhắc lại là kể từ sau năm 1975, Việt Nam đã thực hiện 3 lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 2/9/1975. Lần thứ nhì vào ngày 3/5/1978 và lần thứ ba là vào ngày 4/9/1985.
Theo nguồn tin nói trên các cố vấn này đề nghị là đồng tiền mới sẽ có mệnh giá nhỏ hơn, chỉ bằng một ngàn lần đồng tiền hiện hành. Có nghĩa là 1.000 đồng tiền cũ sẽ đổi 1 đồng tiền mới.
Cũng theo lời viên chức giấu tên nói trên thì đề nghị này đã được ra từ mấy tháng trước và có lẽ vì bị tiết lộ nên rất nhiều người đã đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ khiến cho giá vàng và ngoại tệ gia tăng lên mức độ chóng mặt. Chính vì thế mà tuần qua, chính quyền phải huy động lực lượng công an siết chặt thị trường này.
Theo một chuyên gia tài chánh của chi nhánh ngân hàng ANZ tại Việt Nam thì tin này thật sự đã âm ỉ từ cuối năm 2009, nhất là sau khi nhà cầm quyền Bắc Hàn tiến hành đổi tiền để giữ uy tín cho đồng tiền đang mất giá một cách thê thảm. Nhưng Ngân hàng Nhà nước VN vào lúc đó cũng lên tiếng bác bỏ tin này và trấn an dân chúng là sẽ không có một vụ đổi tiền nào nữa.
Thế nhưng trong 3 lần đổi tiền trước đây, không lần nào nhà nước không lên truyền hình để phủ nhận tin đồn và trút tội cho những "thành phần xấu đã tung tin đồn thất thiệt". Và sau khi trịnh trọng hứa hẹn với dân là sẽ không đổi tiền thì vài ngày sau tiền... đổi!
Người Hà Nội

S&P: Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gặp khó khăn
VOA-Thứ Hai, 14 tháng 3 2011
Hãng tin Reuters trích dẫn Công ty đánh giá tín dụng Standard & Poor nói rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gặp nhiều xáo trộn trong thời gian tới.
Nguồn tin này nói rằng tình trạng lạm phát tăng, nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
S&P nói rằng mặc dù các ngân hàng Việt Nam không bị tác động vì cuộc khủng hoảng xảy ra tại các nền kinh tế tiên tiến hơn, sức ép của lạm phát, các khoản nợ tăng cao, cùng với chi phí vay vốn cao trong nhiều năm qua, đang đe dọa chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam.
Ba ngân hàng được Standard & Poor đánh giá gồm có Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, và Ngân Hàng Thương Mại và Công Nghệ đều bị xếp hạng BB-, dựa trên những yếu tố mà công ty S &P vừa liệt kê.
Công ty đánh giá tín dụng Standard & Poor đề cập tới tỷ lệ lạm phát vượt quá 12% so với cùng kỳ năm ngoái hồi tháng Giêng năm 2011, quyết định của nhà nước Việt Nam nới rộng chính sách tiền tệ vào nửa cuối của năm 2010 để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng đã đóng góp đưa tỷ lệ nạn lạm phát tăng vọt. Nếu tỷ lệ lạm phạt duy trì ở mức này, thì chi phí kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ nần của người đi vay.
Nhưng ngược lại, các biện pháp mạnh tay của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát có thể gây bất ổn và làm mất tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, điều đã xảy ra hồi năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát tăng tới 28%.
S & P cũng nhắc đến khoản cho vay dành cho các công ty quốc doanh, kể cả tập đoàn đóng tàu Vinashin, đã ảnh hưởng tới thứ hạng tín dụng của Việt Nam.
Standard & Poor nói công ty này tin rằng chính phủ Việt Nam sẽ đặt ưu tiên cho việc ổn định hóa kinh tế, so với phát triển kinh tế trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho năm 2011, kể cả cố gắng kiềm chế lạm phát.
Công ty đánh giá tín dụng này nói trong khi các biện pháp hữu hiệu của chính phủ có thể giảm thiểu tác động do lạm phát và chi phí vay nợ cao gây ra, nhưng chủ yếu các ngân hàng sẽ phải cải thiện tiêu chuẩn để củng cố hệ thống ngân hàng hầu có thể đối phó với nhưng chấn động từ bên ngoài.
Nguồn: Reuters, Standard&Poor.
Thanh Thảo tổng hợp theo VNN, thegioinguoiviet, ...

Monday, March 14, 2011

Văn hóa Nhật Bản

Trận động đất kinh hoàng không gây ảnh hưởng gì đến tính cách hoàn hảo của nền văn hóa Nhật Bản

Một người phụ nữ bị thương kẹt cứng dưới những đồ đạc trong nhà xin lỗi vì đã gây nên phiền phức chỉ là một trong những bằng chứng về sự biểu lộ môi quan tâm đến tha nhân của đất nước này ngay cả trong một trường hợp tồi tệ nhất.

King Laura, Los Angeles Times




Những người lánh nạn trong một khu tạm trú tại thành phố Minamisoma Quận Fukushima


Tường thuật từ Tokyo - Hiroko Yamashita là người một phụ nữ cao niên và đơn chiếc, bị thương tích và đau đớn. Khi trận động đất kinh hoàng xảy ra, một giá sách nặng đổ ập lên đè ngã và làm dập mắt cá chân bà.

Cuối cùng, khi những người cứu thương đến cứu bà, dù phải chịu đau đớn nhiều giờ sau đó, Yamashita đã nói lên một điều mà bất cứ người "bình thường" nào cũng đều làm như thế - người con rể bà kể lại: Bà xin lỗi vì đã làm phiền họ và hỏi phải chăng không có ai khác cần phải cứu trước bà hay không.

Trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử của Nhật Bản để lại hàng loạt tòa nhà cháy rực ngập tràn khắp các khu làng xóm ven biển, những lòng đường đổ nát và các nhà máy điện hạt nhân có khả năng bất ổn. Nhưng tất cả hầu như không gây nên một vết trầy xước nhỏ nào trên đặc điểm hoàn hảo qua sự biểu lộ mối quan tâm của người Nhật đến tha nhân ngay cả trong một trường hợp tồi tệ nhất.

Ngôn ngữ Nhật Bản đầy ắp những nghi thức xin lỗi, thốt lên nhiều đến độ đã trở nên gần như vô nghĩa: Xin thứ lỗi cho tôi, tôi sắp gây nên một điều phiền toái của bản thân Một số câu như thế này chỉ là một sự thể có tính hình thức đơn thuần. Nhưng tại một thời điểm khủng hoảng như thế này, sự lịch thiệp ấy có thể là chất keo gắn kết đất nước lại với nhau.

Ngay cả trận động đất đến 8.9 độ địa chấn vào hôm thứ sáu đã gây sốc và bối rối, ít ai đã để nỗi lo lắng của mình gây nặng lòng đến người khác.

Trên một chuyến bay dài tới Tokyo, giữa hoàn cảnh bấp bênh của việc đến tận phút cuối cũng không biết liệu máy bay có được phép hạ cánh xuống sân bay của thủ đô hay không, một doanh nhân độ năm mươi tuổi cứ tỉ mỉ hỏi han một người ngồi chung hàng ghế về các những dự định và kế hoạch dự phòng: Ông sẽ ở đâu? Tại sao lại ở đấy ? Vâng, thưa ông khu phố cạnh đấy tốt đẹp hơn. Có ai đến đón và lo lắng cho ông không?

Chỉ đến gần phút cuối của một chuyến bay dài chín tiến đồng hồ ông mới tâm sự, gần như với một sự bối rối đi kèm là mình có một người thân bị mất tích, rằng ông sẽ cố tìm đường đi về phía bắc, khu vực có ngập lụt, sóng thần để xem số phận của người thân mình ra sao. Ông loay hoay với dây an toàn của mình cho qua thì giờ, mắt nhìn quanh lạc hồn và như thể muốn rũ bỏ mối nghi ngờ của mình để tin rằng ông sẽ tìm thấy người thân thuộc ấy còn sống.

Một số người phật ý về sự ưng chịu ngột ngạt như thế này có thể ảnh hưởng đến tập tục xã hội. Ngay cả Nhật Bản trong thời hiện đại, nói lên suy nghĩ của một ai hoặc thực hiện một đòi hỏi sống sượng có thể dẫn đến việc bị tẩy chay xa lánh. Đặc biệt, giới trẻ, đôi khi cảm thấy bị trói buộc bởi những thông lệ cứng nhắc của hạnh kiểm, có lẽ cũng bí hiểm phức tạp như một loại bi kịch Kabuki.

Nhưng ở một đất nước mà những người bị sổ mũi thường đeo khẩu trang ở chốn công cộng để tránh lây nhiễm cho người khác, dường như mọi người quyết tâm không để lộ những lo lắng của mình. Đặc biệt là đối với những người phục vụ khách hàng.

"Tôi hết sức cố gắng không để cho mọi người nhìn thấy mình sợ hãi đến thế nào", ông Masaki Tajima, một nhân viên khách sạn ở Utsunomiya, phía bắc Tokyo cho biết.

Gần các vùng bị động đất, đã có những lời bông đùa trong sự lịch sự có chủ ý. Tại một trạm xăng ở Koriyama, khoảng 130 dặm về phía bắc Tokyo, khi một số tiếp viên thông báo, một số khách hàng trở nên lo âu và kích động khi bị thiếu nhiên liệu. Kenji Sato, một tiếp viên có 12 năm kinh nghiệm đã đọc lời xin lỗi, cố gắng xoa dịu mọi người. "Xin lỗi, không còn xăng nữa, rất lấy làm tiếc" ông nhấn giọng.

Tuy nhiên, ở những nơi khác, bản năng ngăn nắp và bình tĩnh từng ăn sâu trong thói quen vẫn thể hiện ngay cả giữa những thời khắc khó khăn. Tại Tokyo và các vùng ngoại ô, trận động đất đánh sập gần hết các hệ thống vận chuyển công cộng tin cậy, hết sức đúng giờ. Tuy nhiên, sau cùng khi những chuyến tàu đã xuất hiện được trên một vài tuyến đường quan trọng, hàng người thứ tự chờ đợi vẫn trật tự như mọi ngày đi về bình thường.

Một khi đã lên được con tàu, mọi người ngồi im lặng nhìn chằm chằm vào điện thoại di động của mình trong niềm hy vọng về một tín hiệu mong manh.

"Xô đẩy chen lấn là kém văn minh và nói cho cùng, có được lợi ích gì ?" Kojo Saeseki vừa nói vừa giúp vợ mình lên một đoàn tàu đông đúc ở ngoại ô thành phố.

Ngay trong thành phố, những người lên được một xe điện ngầm gần như trống rỗng, khi được hỏi điều gì đã xảy ra với họ ngày hôm trước đều nhìn ngạc nhiên và bối rối, nhưng nếu nài nỉ quá, họ sẽ kể lại những câu chuyện của họ: bị kẹt trong thang máy nhiều giờ đồng hồ, nấp dưới một cái bàn trong một tòa nhà cao tầng khi nó đong đưa như một con tàu trên biển hoặc nhìn thấy một cửa sổ an toàn bằng kính dầy thình lình rạn vỡ, nứt như mạng nhện.

Một số vẫn đang kể lại những chuyện của mình, ngập ngừng, khi đoàn tàu ghé vào một trạm dừng nơi có một khoảng nứt nhỏ nằm lồ lộ chính giữa cửa ra và sân ga. Mọi người trên tàu vội với gọi một hành khách sắp bước xuống: Kiotsukete! - Hãy cẩn thận đấy !

http://www.latimes.com/news/nationwo...,4238012.story

Thursday, March 10, 2011

Tài-liệu Mật của Việt Cộng Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận

Tài-liệu Mật của Việt Cộng Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận
Kính mời sinh viên và các quý vị trí thức khác xem tài liệu mật của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để thấy rõ nhà cầm quyền này tôn trọng quý vị và nhân dân đến mức nào. Tất cả mọi nỗ lực phê bình chế độ đều không thể nào nói rõ được bản chất của chế độ bằng chế độ tự bộc lộ bản chất của chính mình.

(QV-MGT)

------------------------------
---------

Tài-liệu Mật của Việt Cộng Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận

Nguyễn Tâm Bảo
Lưu trữ theo chế độ tài liệu tuyệt mật.

Thưa các đồng chí,
Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:

1.    Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.
Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.

2. Phải giữ cho cái gọi là 'phong trào dân chủ đối lập' không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.
Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều 'lãnh tụ' mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều 'nhân sĩ trí thức' mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị –chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động 'chống cộng cực đoan' có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ…
Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là 'đấu tranh dân chủ'. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày..
3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để 'dân trí cao' không đồng nghĩa với 'ý thức dân chủ cao'.

Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần'entrepreneurship' – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.

4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là 'co-optation' )…

Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng…
Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa.

Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi –dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.

Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.

Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng.

Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ýthức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.
Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quầnchúng tham gia.

Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang 'The Prince' nổi tiếng ở phươngTây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay.Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.

Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với HoaKỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo 'dân chủ tự do' cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.
Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.

Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.
Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông,thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.

Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu 'không thành công cũng thành nhân' – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.
Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như'dân chủ', 'nhân quyền', 'tự do' … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như 'ổn định xã hội', 'tăng trưởng kinh tế', 'xóa đói giảm nghèo'.
Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như 'đa nguyên', 'đa đảng', 'pháp trị', 'khai phóng'… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những 'giá trị Á châu' một cách khéo léo.

Phát Huy dân chủ cơ sở - tập trung
Chúng ta cũng phải phát huy 'dân chủ cơ sở', 'dân chủ tập trung', 'dân chủ trong đảng'… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.
Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.

Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của 'dân chủ' theo cách có lợi cho chúng ta: 'dânchủ' nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.
Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như 'nhân quyền', 'dân chủ'… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.

Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa 'thể chế chính trị' và 'phát triển kinh tế'.
Hai phạm trù 'dân chủ' và 'phát triển' có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải 'dân chủ hóa'.
Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng 'tháo ngòi nổ' của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.

Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về 'nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dânchủ'. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore, điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.

Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là 'coordination goods', tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật 'đàn áp có chọn lọc' mà tôi đã có dịp phân tích.

Giới trẻ và sinh viên học sinh
Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.

Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bịnh ồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có,trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.

Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói 'tinh thần dân tộc' vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.
Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểuThiên An Môn ở Ba Đình.

Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khảnăng tổ chức và phối hợp.

Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như 'dân oan biểu tình', 'công nhân đình công'… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.

Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.

Trí thức
* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp 'vừa trấn áp vừa vuốt ve' từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời.

* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần 'phò chính thống' của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.
* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ than phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.

* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.

* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.

* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.

Thử tưởng tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?
-----
Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.

Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc.
Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.

Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.

Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: 'khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng'.
Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận. 


http://thangtienvn.multiply.com/journal/item/642?&item_id=642&view:replies=reverse