Monday, April 4, 2011

Tuyên bố của Cù Huy Hà Vũ trước phiên tòa


 

Tháng Tư 4, 2011 by truongthondlb1



Lịch sử, Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam nhất định phá án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ !

Kính gửi Dân Làm Báo,

Tôi, Cù Thị Xuân Bích, được sự ủy quyền của anh trai tôi là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về “Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo điểm c, khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, tôi gửi tới Quý vị Lời tuyên bố của anh trai tôi sau đây về vụ án, để đảm bảo quyền bình đẳng của anh tôi với các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam trong việc bày tỏ quan điểm về vụ án. Tôi chân thành cảm ơn.

Cù Thị Xuân Bích







http://danlambao1.wordpress.com/2011...9Bc-phien-toa/

Tường thuật trực tiếp phiên xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ


 

04-04-2011 05:40
Hiện người dân đang bị công an, dân phòng đuổi ra xa khỏi nơi tập trung. Tuy nhiên con số người dân kéo đến càng lúc càng đông. Một số bạn nhắn với mọi người ở HN hãy gọi tin nhắn cùng với bạn bè đến tham dự. Phiên toà chính trị đã thất bại vì không có luật sư nhưng vẫn ra được án: 7 năm tù giam, 3 năm quản chế.



Vào hồi 11h-11h30, sau khi nghe đọc cáo trạng, trước khi bắt đầu vào phần tranh tụng,cả 4 luật sư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố ngưng tham gia, do những yêu cầu của họ liên quan tới điều 214 Bộ luật Tố tụng Hình sự, yêu cầu Tòa cung cấp cho ông Vũ và các LS tất cả 10 tài liệu liên quan tới cáo trạng nhằm buộc tội ông Vũ, để các LS thẩm vấn ông, nhưng đã không được Tòa chấp nhận.

Tòa đã rơi vào một cái “bẫy” rất tự nhiên Hoặc sẽ góp phần tuyên truyền về phiên tòa theo cách mà (thượng cấp) họ không mong muốn, hoặc sẽ thêm ê chề trước công luận nếu như phải vi phạm luật tố tụng và trở thành một phiên tòa chính trị không có luật sư.


Tòa vẫn tiếp tục xử và đã tuyên án ngay:

7 năm tù giam, 3 năm quản chế

Đúng như Viện Kiểm sát yêu cầu. Trước đó, ông Vũ đã không (được?) nói gì.

Kết thúc một phiên tòa đạt được nhiều kỷ lục Việt Nam: độ quan tâm, độ “bí mật”, độ đảm bảo an ninh, v.v.. và tốc độ.


Điều 214.Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức

Nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét, báo cáo tại phiên tòa.

Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa.

Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.



Theo dư luận, đây mới là tội chính của bị cáo- Dám đưa đơn kiện Thủ Tướng











Ai trong số bạn bè này sẽ mang cơm vào tù cho TS Cù Huy Hà Vũ?

Tuyên bố của Cù Huy Hà Vũ trước phiên tòa
Tôi, Cù Thị Xuân Bích, được sự ủy quyền của anh trai tôi là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về “Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo điểm c, khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, tôi gửi tới Quý vị Lời tuyên bố của anh trai tôi sau đây về vụ án, để đảm bảo quyền bình đẳng của anh tôi với các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam trong việc bày tỏ quan điểm về vụ án. Tôi chân thành cảm ơn. Cù Thị Xuân Bích

>>> Bấm vào đây đọc tuyên bố này

1:30 PM –Khá đông sinh viên các trường đại học ở Hà Nội tự động nghỉ học đến dự phiên tòa. Một số người trong số họ bị chỉ mặt cảnh cáo: “sẽ báo về trường cho bị cấm thi, nếu còn tiếp tục ở lại đây !” Nhưng hầu hết sinh viên không sợ lời đe dọa đó, nên vẫn ở lại. Một vài người còn lớn tiếng thách thức công an về việc đó, nên bị bắt ném lên các xe ôm gần đó chở đi đâu không biết.

Dân chúng đến càng ngày càng đông, do bán kính giải tỏa ngày càng rộng, nên làm cho áp lực dân chúng tiếp tục tăng lên, gây hoang mang cho lực lượng công an và các loại bảo vệ. Dân chúng bức xúc, chất vấn lý do tại sao một phiên tòa công khai mà lại cấm dân chúng đến dự? Nhiều người đã văng tục và thách thức việc làm không đúng của công an.

Cảnh sát chìm bắt đầu dùng mánh giả dạng thường dân, gây gổ với người đến tham dự để có cớ đến bắt đi. Một số các sinh viên thanh niên công giáo bị CA bắt đi sáng sớm nay là các anh Đức, Dương, Khởi, Kim, Bảo, cùng một số bạn khác chưa rõ họ tên.





12:10 PM – Tòa án đang tạm nghỉ và sẽ tiếp tục vào lúc 1:30 trưa. Bên ngoài, người dân vẫn tiếp tục kéo đến, một số khác tìm chỗ tạm nghỉ trưa. Đa số những người bị bắt đưa về CA Quận Hoàn Kiếm, hiện CA vẫn giam giữ trái phép những người này.

Cả tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng được các Bloger cung cấp về tình hình bên ngoài phiên tòa xử. Nhân viên tòa đại sứ cũng đã vào trang blog để theo dõi thông tin. Họ đã được thông báo về việc bắt giam Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn, blogger Paulus Lê Sơn, blogger Cánh Chim Không Mỏi, anh Nguyễn Văn Tâm, chị Minh Hằng.

Tương tự, các tòa đại sứ Na Uy, Đan Mạch, Anh và Hoa Kỳ cũng được thông báo về tình trạng bắt giữ người dân vô tội trước phiên tòa dù là một phiên xử công khai và quần chúng được quyền tham dự.

11:40 AM –Trong số những người bị bắt có Blogger Cánh Chim Không Mỏi. Dù đang mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng người bạn này vẫn cố gắng đến phiên tòa để ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ, được biết sức khỏe bạn Cánh Chim Không Mỏi đang rất yếu, không rõ đang bị công an giam giữ ở đâu.

10:40 AM –Con số người dân đến ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ đã lên đến hàng ngàn người. CA cũng đã được huy động đông như kiến, gần như toàn bộ lực lượng CA để ngăn chận người dân. CA cơ động đã đến dẹp dân và đẩy lùi ra xa khỏi tòa án. Thêm nhiều Barrel được thiết lập và đặt biển cấm vào. Toàn bộ 500m chung quanh khu vực tòa án hoàn toàn bị cô lập. CA cũng đã ra lệnh bệnh viện đối diện với tòa án đóng tất cả những mặt cửa mà có hướng đối diện với Tòa Án. CA cũng cấm không cho người dân vào lấy xe ở bãi giữ xe gần đó.

Một nhân chứng nói: "Giao thông trên phố Hai Bà Trưng (8g30-9g sáng) bị ách tắc nghiêm trọng." Công an chặn bên ngoài.



Công an được điều động gây hấn với với nhân dân, một số bạn đọc cho biết có nhiều sinh viên, thanh niên bị CA bắt lôi lên xe bus, đóng cửa lại và chở đi nơi khác.

Chị Minh Hằng, một người bạn của chúng ta cũng bị công an lôi lên xe bus, khóa cửa chở đi, chị đã phản kháng bằng cách trèo qua cửa xe bus đang chạy và nhảy xuống, và được các giáo dân kéo đến bảo vệ.

Các phóng viên dân báo đang nỗ lực tác nghiệp trong khó khăn. Hiện giờ bất cứ ai đưa máy chụp hình hay điện thoại lên chụp là cả đám CA cơ động nhào đến giựt. Trong thời gian sớm nhất sẽ có thêm hình ảnh và video cập nhật phiên tòa.



10:00 AM – Tin tức mới nhất cho biết, một số thanh niên đã bị bắt về CA phường Hàng Bông. Chung quang tòa án vẫn bị cô lập, chỉ có công an, trong sân tòa không một bóng người. Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và chị Cù Thị Xuân Bích đã vào trong tham dự phiên tòa xử.

Hiện người dân đang bị công an, dân phòng đuổi ra xa khỏi nơi tập trung. Tuy nhiên con số người dân kéo đến càng lúc càng đông. Một số bạn nhắn với mọi người ở HN hãy gọi tin nhắn cùng với bạn bè đến tham dự.

9:40 AM – CA đã bắt đi khoảng 30 người. Trong đó có anh Nguyễn Văn Tâm trưởng nhóm cựu Sinh viên Công giáo Vinh tại Hà Nội và các bạn đi cùng với anh đến tham dự phiên tòa. Một vài người dân đến bệnh viện ung thư gần đó cũng bị CA bắt đi luôn.

9:34 AM –Số lượng người đến càng lúc càng đông, hiện có khoảng gần 300 người dân tập trung chung quanh khu vực xử án.

9:20 AM –Bên cạnh với Ls Lê Quốc Quân, CA đã bắt giữ nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn. Cả hai người đã bị CA lôi lên xe và đưa đi đâu không rõ. Nhiều người nước ngoài, không rõ là giới ngoại giao hay nhà báo cũng đã đến và đứng chung với nhân dân.

9:00 AM –Công an đủ màu sắc đóng chốt chung quanh khu vực bán kính 500m gần phiên tòa dựng hàng rào, biển cấm, không cho ai lại gần. Tuy nhiên người dân kéo đến đã đông hơn, hiện tại có một nhóm khoảng hơn 150 dân, cùng nhiều vòng hoa đã tập trung ở phố Quán Sứ và gần tại tòa nhà Hanoi Tower, nhiều nhóm nhỏ đã bắt đầu tụ tập.

Luật sư Lê Quốc Quân bị CA bắt đem đi.

Theo blogger Người Buôn Gió: Sáng nay tại trước cổng tòa án Hà Nội, nhiều dân tụ tập rất đông để xem phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ. Bản thân blogger này cũng bị cảnh báo nếu không rút lui sẽ 'bị bắt'. Giới chức khuyến cáo đám đông bên ngoài giải tán về nhà.

Luật sư Lê Quốc Quân đến cùng bà con đã bị công an bắt đem đi và cùng một người nữa hình như tên là Tặng. Hiện nay đã có thêm một số người bị bắt đó là chị Minh Hằng.







Hiện tại, lúc 8h30 sáng, đã có khoảng gần 100 người dân. Nhiều chốt chặn đã được mọc lên từ đêm hôm trước, nhưng việc đi lại vẫn diễn ra bình thường. Một số người đã bị CA đến yêu cầu bà con quay về nhà, nhưng họ vẫn tiếp tục đi dạo phố. 1 nhóm sinh viên bị chặn không cho đi tiếp, nhưng vẫn đi vòng dạo phố.

CA Hà Nội đang bám sát, cô lập một số người năng động tìm cách không cho họ rời khỏi nhà. Các giáo dân Thái Hà cũng đã đến ủng hộ tinh thần. Nhiều vòng hoa ủng hộ TS Vũ đã được bà con mang đến.

Bloger Nguyễn Xuân Diện cho biết, từ lúc 70h30, lực lượng an ninh đã được bố trí ở khu vực quanh số 43 Hai Bà Trưng, là trụ sở của Tòa án. Tại ngã tư Quán Sứ - Hai Bà Trưng đã thấy có những sợi dây thừng loại lớn và các chắn đường bằng sắt được để sẵn.

Gần đối diện với Tòa án, xế sang phía Thư viện Quốc gia đã có 1 xe cứu hộ giao thông và 1 xe cứu hỏa đứng chờ sẵn. Hè đường phía đối diện Tòa án đã được dựng barie ngăn không cho người qua lại.

Trên đường Triệu Quốc Đạt - gần như đâm thẳng vuông góc với cửa phụ của Tòa án, cũng bị chặn barie từ phía xa - khoảng 50 m, ngăn không cho những người quan tâm đến vụ án đến gần tòa án. Trên phố, có rất nhiều công an các loại (quân phục, thường phục) tay cầm máy bộ đàm để liên lạc. 8h30 phút, đường Hai Bà Trưng bị chặn hoàn tòan đoạn từ HaNoi Tower đến cắt phố Quang Trung.


Hãng thông tấn AFP đã đăng tải hình CA bắt người






Biểu tình tại tòa Tổng lãnh sự quán VN tại San Francisco


Hiện tại đang có một cuộc biểu tình ngay tại tòa Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại số 1700 đường California Ave, San Francisco vào lúc 2:21 sáng giờ Việt Nam, ngày 4/4/2011, để đồng hành cùng cuộc xuống đường sắp tới, trước 5 tiếng phiên tòa xử án TS Cù Huy Hà Vũ.

Cũng xin nhắc lại, người gốc Việt đã tập trung biểu tình hàng ngày tại nơi đây bắt đầu từ ngày 27/2/2011. Nên nhớ, vào ngày thường lúc nào cũng chỉ 3,5 người biểu tình thường trực để giữ ngọn đấu tranh Tunisia, Ai Cập, Libya…, còn riêng cuối tuần, rất đông người tham dự, có thể lên đến vài trăm như hôm nay.
Theo ước lượng của thành viên ban tổ chức biểu tình, luật sư Ngô Văn Tiệp, thuộc Liên Đoàn Cử Tri Vùng Bắc Cali và bác sĩ Hồ Vũ, đoàn biểu tình có thể lên đến trên 300 người là lúc cao đỉnh nhất, còn trung bình thì khoảng trên 100 người tham dự.

Thanh Thảo tổng hợp

http://www4.vietinfo.eu/tin-viet-nam...huy-ha-vu.html

Dư luận trước giờ xử án TS Cù Huy Hà Vũ


 

Ông Cù Huy Hà Vũ có thể bị kết án tới 12 năm.

Ngày 4 tháng Tư, nếu không có thay đổi hoặc trì hoãn gì thêm ở phút cuối, phiên tòa sơ thẩm xét xử Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ với tội danh cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam" theo điều 88 Bộ luật hình sự, sẽ được tiến hành ở Tòa án Nhân dân TP Hà Nội .


Hai ngày trước phiên xử nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng vốn bị cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố và ra lệnh tạm giam 4 tháng từ ngày 15 tháng 11 năm ngoái, tờ New York Times dẫn lời của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhận định vụ xử của ông Vũ "có thể tiến triển thành một trong những vụ án quan trọng nhất liên quan tới một nhà bất đồng chính kiến trong lịch sử đương đại của nước CHXHCN Việt Nam."

Bài báo từ Bangkok của tờ The New York Times hôm 2 tháng Tư cho rằng vụ bắt giữ của luật gia từng được đào tạo tại Pháp đã nhận được sự quan tâm của nhiều công chúng:

"Vụ án đã phổ biến trên mạng Internet, thu hút sự ủng hộ với ông Vũ của nhiều bloggers quan tâm chính trị, từ giới học giả, các nhà báo, cho tới nhiều Đảng viên cộng sản và quần chúng nói chung," bài báo cho hay.

Tờ The New York Times cũng đưa tin nhiều nhà thờ công giáo trong nước đã tổ chức các cuộc thắp nến cầu nguyện cho vị luật gia sinh năm 1957.

"Nhiều nhà thờ công giáo La Mã đã gửi hoa tới phu nhân của ông Vũ để bày tỏ sự cảm tạ vì những gì mà ông Vũ đã làm để bảo vệ các giáo dân," tờ báo tường thuật.

"Các bloggers trên mạng cũng kêu gọi quần chúng tập trung trước tòa án, thậm chí một bản đồ của khu vực đã được cung cấp," vẫn theo bài báo.

"Thiếu chỗ ngồi"

Nhân dịp này tờ báo Mỹ khẳng định vụ bắt giữ luật gia, họa sỹ, thạc sỹ văn chương Cù Huy Hà Vũ "có thể là một phần của động thái thắt chặt các kiểm soát trong suốt năm 2010 tới nay đối với tự do ngôn luận và thể hiện chính kiến" mà theo The New York Times bao gồm việc đe dọa, bắt bớ các nhà văn, tác giả, các nhà hoạt động chính trị, các luật sư và giới bloggers.

Tờ báo cũng trích thuật lời của ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton hồi tháng Mười năm ngoái khi bà viếng thăm Hà Nội: "Hoa Kỳ quan ngại về việc bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các vụ trấn áp các nhóm tôn giáo, việc phong tỏa kiểm soát tự do Internet, bao gồm các bloggers."

Nếu bị kết án, ông Vũ có thể bị tù giam tới 12 năm
Hãng tin Đức DPA


Trước đó hôm 31 tháng Ba, hãng tin của Đức, DPA, phản ứng về việc Chính quyền hạn chế sự có mặt và đưa tin của báo chí và truyền thông tại phiên tòa hôm thứ Hai tới.

"Chỉ hai nhà báo phương Tây được phép tham dự phiên tòa xét xử một nhà hoạt động luật pháp nổi tiếng."

Hãng tin này nhấn mạnh và dẫn lời giải thích của một quan chức chính quyền đề nghị được ẩn danh, nói rằng đây là do nguyên nhân "thiếu chỗ ngồi."

Một điều khác mà hãng tin Đức băn khoăn và đặt câu hỏi là "Không có phiên dịch được phép trợ giúp ngôn ngữ cho các nhà báo trong phiên xử," và hãng tin này cũng dự đoán "nếu bị kết án, ông Vũ có thể bị tù giam tới 12 năm."

"Không sai"

Hôm Chủ Nhật, 3 tháng Tư, từ Hà Nội, nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC Việt ngữ rằng việc chỉ trích Thủ tướng và kể cả ý định lật đổ chế độ của ông Vũ, nếu có, là không có gì sai.

'"Việc người dân chỉ trích thủ tướng hay các vị lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Việt Nam là chưa có tiền lệ".

"Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là người tiên phong đòi lại quyền công dân chính đáng của mình, tức là người dân có quyền phê phán chính phủ, và có quyền lật đổ chính phủ", Tiến sỹ Thanh Giang nói.

"Lãnh tụ tối cao của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh từng nói rằng nếu có độc lập mà không có tự do, dân không được hạnh phúc thì cái độc lập đó cũng chẳng có ý nghĩa gì"

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là người tiên phong đòi lại quyền công dân chính đáng của mình, tức là người dân có quyền phê phán chính phủ, và có quyền lật đổ chính phủ
TS Nguyễn Thanh Giang

"Chính phủ mà không làm trọn nhiệm vụ của mình, và không thỏa mãn yêu cầu của người dân thì người dân có quyền lật đổ chính phủ đó".

"Cái đó không phải là của phương Tây hay nơi xa lạ mà là từ ý nguyện của lãnh tụ cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam".

"Không vi phạm"

Trước đó, hôm 1 tháng Tư, trả lời phỏng vấn của truyền thông nước ngoài, hai luật gia Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Bắc Truyền đều khẳng định tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ "không vi phạm pháp luật" trong mọi hành vi của ông, trái với các cáo buộc của cơ quan điều tra vốn bắt giữ ông Vũ từ năm ngoái.

"Những bài viết của ông Hà Vũ được đăng trên Internet hay qua các bài trả lời phỏng vấn các Đài phát thanh quốc tế, thì tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chiếu theo Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam," ông Nguyễn Bắc Truyền, cựu tù nhân lương tâm nói với đài RFA.

Ông Cù Huy Hà Vũ chỉ phản ánh sự thật, khách quan, những gì đã và đang diễn ra mà thôi. Do vậy một người dân như thế là một người dân yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước. Chứ không thể nói một người dân làm như thế là phạm tội được
LS Nguyễn Văn Đài nói với truyền thông quốc tế

"Về những việc như kiện ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh về sự lạm quyền thì ông Cù Huy Hà Vũ đã thực hiện Điều 74 của Hiến pháp, như vậy ông đâu có làm gì vượt quá những điều mà pháp luật cho phép," cử nhân luật này nói.

Trong khi đó, theo một nhà hoạt động vì dân chủ khác, luật sư Nguyễn Văn Đài, người mới được phóng thích gần đây sau khi mãn hạn tù vì cùng cáo buộc "vi phạm điều 88," thì ông Vũ chỉ phản ánh sự thật:

"Tôi đã đọc tất cả bản cáo trạng mà Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đã dùng để truy tố ông Cù Huy Hà Vũ. Họ đã trích những câu mà họ cho rằng đó là chống phá nhà nước, tôi đối chiếu với tất cả những thực tiễn đã và đang xảy ra tại Việt Nam thì (lời của ông Hà Vũ) hoàn toàn đúng với thực tế," luật sư Đài nói với đài RFA.

"Ông Cù Huy Hà Vũ chỉ phản ánh sự thật, khách quan, những gì đã và đang diễn ra mà thôi. Do vậy một người dân như thế là một người dân yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước. Chứ không thể nói một người dân làm như thế là phạm tội được," từ trong nước ông Đài khẳng định.

Chỉ đạo

Mới đây, một văn bản mà đài BBC có được qua một nguồn tin chưa kiểm chứng, cho thấy dường như đã có sự chỉ thị sát sao từ chính quyền trung ương liên quan tới vụ xử luật gia Cù Huy Hà Vũ.

Một công văn được tin là xuất phát từ đài truyền hình kỹ thuật số VTC hồi tuần cuối tháng Ba, quán triệt các bộ phận hữu quan trong nội bộ cơ quan truyền thông này, về việc lưu ý các chi tiết khi đưa tin về vụ xét xử ngày thứ Hai.

Theo đó, có vẻ như chính quyền rất quan tâm tới việc kiểm soát theo định hướng tác động của vụ xử án.

Trên trang blog Dân Làm Báo, văn bản này cũng được nhắc tới với các chi tiết cụ thể:

Sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư
Một chỉ thị được cho là liên quan tới ngành tuyên giáo

"Dân Làm Báo vừa nhận được một văn bản có nội dung ghi lại những chỉ đạo từ Ban Tuyên giáo Trung ương tại cuộc họp Giao ban Báo chí hôm 29/03 vừa qua của bộ Thông tin Truyền thông được tổ chức," trang Blog viết.

"Nguồn văn bản được xác định có xuất xứ từ Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, có nội dung: “tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo” nhằm “lưu ý” những thông tin cần tuyên truyền trong tuần (từ 29/03/2011 đến 05/4/2011).

"Đáng chú ý, trong đó có chỉ đạo: đề nghị “không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư” khi nói đến phiên xử vụ án Cù Huy Hà Vũ sắp tới," blogger Dân Làm Báo trích thuật và nhấn mạnh.


BBC

Vụ án Cù Huy Hà Vũ và trò chơi dân chủ


 




Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị tố cáo về tội gọi là 'tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam'. Nếu bị tòa xét là có tội, nhân vật tranh đấu này có thể bị tuyên án 13 năm tù


Phiên tòa hình sự sơ thẩm xử ông Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 4 sắp tới đã và đang thu hút sự chú ý của rất nhiều người từ trong đến ngoài nước, kể cả các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền quốc tế . Tội danh chính của ông Vũ là có hành vi "tuyên truyền, xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng”.

Diễn tiến vụ án này, từ lúc khởi đầu cho tới nay, đã được nhiều người tường thuật, bởi vậy, tôi khỏi phải nhắc lại. Chỉ xin xoáy vào hai điểm chính: mục tiêu của chính quyền và ý nghĩa của vụ án.

Về mục tiêu, có lẽ ai cũng đồng ý, khi ra lệnh bắt và đem Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, chính quyền Việt Nam nhắm đến ba điểm chính:

Một, ngăn chận các nỗ lực tranh đấu cho tự do và dân chủ của ông Vũ qua việc ông liên tiếp lên tiếng tố cáo và phê phán tính chất độc tài của chính phủ, trong đó nổi bật nhất là hai sự kiện: ông đòi bỏ điều 4 trong Hiến Pháp quy định vai trò của đảng Cộng sản trong việc lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam, và khởi đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một điều ông cho là xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi quốc gia.

Hai, đe dọa ông Vũ cũng như tất cả những người cùng lý tưởng và chí hướng với ông Vũ.

Và ba, dập tắt xu hướng đấu tranh cho tự do và dân chủ đang rục rịch nổi lên, đặc biệt trong giới trí thức.

Thật ra, để đạt được ba mục tiêu ấy, chính quyền không cần phải bắt và mang ông Vũ ra tòa. Họ có thể chọn một biện pháp nhanh gọn hơn: dàn dựng một kiểu tai nạn gì đó để giết ông. Có điều biện pháp ấy khá nguy hiểm. Thứ nhất, ông Vũ là người nổi tiếng và khá có uy tín, không những ở năng lực mà còn ở gia thế của ông nữa: ông là con ruột và là con nuôi của hai trong số những nhà thơ được yêu mến nhất Việt Nam: Huy Cận và Xuân Diệu. Cả hai đều là những công thần của chế độ. Thứ hai, Việt Nam bị khá nhiều ràng buộc của quốc tế, nhất là sau khi được gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Sự kiện thứ nhất có thể gây ra sự công phẫn trong xã hội Việt Nam và sự kiện thứ hai có thể gây ra công phẫn trong cộng đồng quốc tế. Cả hai sự công phẫn ấy có thể biến Cù Huy Hà Vũ thành một thứ thánh tử đạo, từ đó, thổi bùng lên ngọn lửa phản kháng trong quần chúng.

Không thể giết lén, nhà cầm quyền bèn bắt ông Vũ và đưa ông ra tòa.

Mang Cù Huy Hà Vũ ra tòa, chính quyền Việt Nam còn nhắm đến một mục tiêu khác, có thể gọi là mục tiêu thứ tư: chứng tỏ với mọi người, trong và ngoài nước, là Việt Nam coi trọng pháp luật, muốn giải quyết những điều họ xem là “vi phạm” luật pháp bằng chính luật pháp.

Vấn đề là: chính quyền Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu ấy không?

Theo tôi, đó là điều bất khả.

Trước hết, thử hình dung: kết quả phiên tòa sẽ ra sao?

Nó chỉ có thể sẽ rơi vào một trong ba khả năng:

Thứ nhất, tha bổng. Tôi nghĩ khả năng này tuy rất đáng mơ ước nhưng rất khó xảy ra vì một là, nó chứng tỏ chính quyền thất bại trong cả ba mục tiêu đầu; và hai là, nó dễ bị xem là một cách gián tiếp khuyến khích các nhà bất đồng chính kiến khác.

Thứ hai, xử nhẹ với lý do ông Vũ có nhân thân tốt. Tuy nhiên điều này cũng khá nguy hiểm vì nó cũng có làm giảm tác dụng răn đe, đặc biệt đối với những nhà bất đồng chính kiến sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, hầu hết đều có “lý lịch” rất tốt, hoặc bản thân hoặc bố mẹ đã từng tham gia cách mạng ngay từ đầu. Bởi vậy, khả năng này chỉ có thể thành hiện thực với một điều kiện: ông Vũ phải nhìn nhận “tội lỗi” của ông và công khai xin khoan hồng. Nếu ông Vũ đứt khoát không nhận tội và không chịu xin khoan hồng như Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đã làm trước đây, một án nhẹ hơn mức bình thường có thể bị/được diễn dịch như một thế yếu của chính phủ.

Thứ ba, xử nặng. Trong trường hợp này, chính quyền sẽ đạt được mục đích trừng phạt và răn đe nhưng lại đối diện với một nguy cơ khác: trở thành một thứ nhà nước khủng bố dưới mắt quốc tế. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng chọn biện pháp tương tự và cũng phải gánh chịu hậu quả tương tự. Có điều, là một cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có thể đương đầu với các áp lực từ bên ngoài. Còn Việt Nam, một nước nhỏ và nghèo, đang mong muốn nương nhờ các thế lực phương Tây để giảm bớt sức ép về chính trị và cả về quân sự từ Trung Quốc, chắc chắn không đủ sức mạnh và sự điên rồ để thách thức dư luận thế giới như vậy. Ở đây, cũng cần ghi nhận sự khác biệt giữa Cù Huy Hà Vũ và một số nhà bất đồng chính kiến đã bị xét xử trước ông như Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung. Khác ở tầm vóc trí thức. Khác ở lý lịch. Khác ở uy tín. Khác ở cách thức hoạt động: Cù Huy Hà Vũ không tham gia vào tổ chức chính trị nào; ông chỉ thuần sử dụng các biện pháp tranh đấu công khai và hợp pháp. (Điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”) Và cũng khác ở cách thức vận động bênh vực cho Cù Huy Hà Vũ: thân nhân và những người ủng hộ ông đã khôn khéo quốc tế hóa vụ án bằng cách yêu cầu các cơ quan truyền thông thế giới, nơi ông Vũ thường được phỏng vấn, xuất hiện như các chứng nhân.

Cho đến khi phiên tòa kết thúc, chúng ta khó biết chính quyền Việt Nam sẽ chọn khả năng nào trong ba khả năng nêu trên. Có điều, dù chọn khả năng nào thì riêng việc mang Cù Huy Hà Vũ ra tòa, chính quyền Việt Nam cũng đã chọn một trò chơi khá liều lĩnh: trò chơi dân chủ. Trò chơi ấy diễn ra ở tòa án, dưới chiêu bài luật pháp và trở thành tâm điểm chú ý của rất nhiều người, không những người Việt Nam mà còn cả người ngoại quốc, đặc biệt những người quan tâm đến Việt Nam và tình hình nhân quyền trên thế giới, trong đó có không ít quốc gia vốn thường xuyên phê phán tính chất thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị và xã hội Việt Nam.

Đưa Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, bất cứ lời phát biểu nào tại tòa, từ phía công tố đến phía biện hộ, đều làm nổi bật lên tính chất thiếu dân chủ và khát vọng tự do ở Việt Nam: Chúng trở thành những lời buộc tội chế độ. Hãy tưởng tượng cảnh Cù Huy Hà Vũ và các luật sư của ông biện hộ cho lập trường đòi cắt bỏ điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam. Họ sẽ nói gì? Bất kể lý lẽ của họ như thế nào, một quan điểm như thế, khi được phát biểu công khai, cũng trở thành một đe dọa hãi hùng cho chính quyền.

Dĩ nhiên, chính quyền có thể tránh được đe dọa ấy bằng cách xử kín.

Nhưng xử kín thì lại phản bội lại cái trò chơi dân chủ mà họ đã lựa chọn. Và cũng vô hiệu hóa âm mưu ban đầu của họ: trừng trị và răn đe các nhà đồng chính kiến bằng luật pháp để chứng tỏ với mọi người là họ không phải là những kẻ độc tài như Cù Huy Hà Vũ đã tố cáo. Bất cứ một thủ đoạn nào của họ trước tòa, dù nhỏ đến mấy, như không cho thân nhân hay các phóng viên tham dự hay đưa ra những lời kết tội vu vơ, đều là một cách thừa nhận, với minh họa cụ thể, là Cù Huy Hà Vũ nói đúng.

Mà không phải chỉ có Cù Huy Hà Vũ mới nói đúng. Cả bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975, cũng nói đúng khi cho “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”.

Và ông Trịnh Hồng Dương, cựu chánh án tòa tối cao (nhiệm kỳ 1997- 2002), cũng nói đúng nữa, khi thừa nhận trước Quốc Hội: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”.

Tất cả những cái đúng ấy chứng minh một cái đúng khác nữa: Việt Nam quả là một quốc gia không những không có dân chủ mà còn sẵn sàng chà đạp lên mọi quyền căn bản của con người.

Trong bất cứ tình huống nào thì mục tiêu thứ tư ở trên cũng không thể thực hiện được.

Phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ, do đó, trở thành phiên tòa xét xử chính chính quyền Việt Nam.

VOA

Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án 7 năm tù giam

Luật gia bất đồng chính kiến Việt Nam bị xử 7 năm tù giam




Tin AP từ HÀ NỘI, Việt Nam - Hôm thứ Hai, một luật gia bất đồng chính kiến, con trai của một nhà lãnh đạo cách mạng cộng sản Việt Nam đã bị kết án bảy năm tù giam và ba năm quản chế tại gia vì kêu gọi chấm dứt chính phủ Việt Nam và hệ thống độc đảng của họ.

Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án sau phiên tòa kéo dài trong ngày đầy kịch tính ở Hà Nội, viên chánh án chối từ một trong những luật sư bào chữa và ba luật sư khác của ông đã bỏ ra khỏi phòng xử để phản đối. Vũ phải một mình tự bảo vệ và đã có một số trao đổi sôi nổi với người chánh án.

Tòa án kết tội ông có hành động tuyên truyền chống nhà nước vì đã kêu gọi một hệ thống chính phủ đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của cộng đồng lãnh đạo Đảng, nói xấu nhà nước và bóp méo cuộc đấu tranh vì độc lập của Việt Nam bằng cách gọi cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ của đất nước một cuộc nội chiến.

Việt Nam không chấp nhận bất cứ thách thức nào đến nền cai trị độc đảng của mình.

Vũ 53 tuổi, con trai của Cù Huy Cận, một nhà thơ Việt nam nổi tiếng, một nhà lãnh đạo trong chính phủ cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập khi ông tuyên bố độc lập khỏi đô hộ của Pháp vào năm 1945.

"Tôi không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước" ông Vũ tuyên bố với tòa án. "Vụ án hình sự này được dựng nên nhằm chống lại tôi là hoàn toàn bất hợp pháp".

Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính không đồng ý.

"Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng, ông đã không tiếp nối được truyền thống, còn vi phạm những sai lầm" ông nói.

Vợ ông, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, cho biết bà tin rằng chồng mình vô tội.

"Khi không phạm tội, người ta không thể nói bản án là nặng hay nhẹ " bà nói. "Tôi cho rằng việc kết án này là bất hợp pháp".

Vũ đã bị bắt vào tháng Mười một sau khi ông cố gắng đệ đơn kiện chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2009, vì dự án khai thác bauxite gây nhiều tranh cãi do Trung Quốc xây dựng được phê duyệt ở Tây Nguyên. Ông lập luận rằng dự án này xâm phạm đến môi trường, an ninh quốc gia và các điều luật về di sản văn hóa.

Giới quan chức pháp luật đã bãi bỏ vụ kiện, nói rằng họ không có thẩm quyền đưa một lãnh đạo của đất nước ra xét xử.

Một năm sau, Vũ lại tìm cách kiện thủ tướng một lần nữa vì hành động ngăn cấm các vụ kiện tập thể, cho rằng sự ngăn cấm ấy vi phạm đến sự bảo đảm quyền "tụ tập, lập hội và phản đối phù hợp với pháp luật".

Hôm thứ Hai, an ninh đã được thắt chặt xung quanh tòa án với công an ngăn chặn giao thông và xua đuổi những người đến xem. Các tổ chức truyền thông quốc tế được vào hạn chế nhưng không cho phép máy ảnh hoặc máy ghi âm bên trong tòa xử. Phóng viên từ các hãng tin truyền thông nước ngoài bị giữ trong một khu vực bên ngoài phòng xử án chính và phải theo dõi cuộc xử án qua hệ thống truyền hình trong tòa.

Các luật sư của Vũ đã bỏ ra khỏi tòa sau khi chánh án từ chối tuyên đọc hoặc phổ biến các bản tin về 10 cuộc phỏng vấn mà Vũ bị cáo buộc đã thực hiện với các phương tiện truyền thông nước ngoài, bao gồm Voice of America và Radio Free Asia. Các cuộc phỏng vấn này đã được sử dụng làm bằng chứng quan trọng chống lại ông.

Tuần qua, tổ chức Human Rights Watch ở New York đã kêu gọi trả tự do cho ông Vũ, gọi ông là "một trong những người bảo vệ nổi bật nhất cho văn hóa, mô trường và nhân quyền ở Việt Nam".

"Việt Nam cần phải sửa đổi hoặc bãi bỏ những luật lệ rộng rãi về an ninh quốc gia của mình thay vì sử dụng các luật lệ đó để dập tắt các tiếng nói chỉ trích chính phủ trong ôn hoà", Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức này cho biết trong một bản tuyên bố. "Làm sao Việt Nam có thể trở thành một quốc gia được cai trị bởi pháp định nếu chính phủ vẫn tiếp tục trừng phạt những người bảo vệ luật pháp ?".


http://news.yahoo.com/s/ap/20110404/...sident_trial_7

Tuesday, March 29, 2011

Tang Lễ nạn nhân Trịnh Xuân Tùng( Bị Công An đánh gẫy cổ đến chết )



.B Nguyễn Hữu Vinh - Ông Trịnh Xuân Tùng, người bị viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, đã được chôn cất xong ngày 23/3/2011. Chúng tôi đã đến viếng và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ.


Cuối cùng, thì một con người cũng đã ra đi, nói như điếu văn trong tang lễ của ông tại nhà tang lễ Thanh Nhàn “thì sinh có hạn, tử bất kỳ”, chuyện sống chết là quy luật của cuộc sống.

Đành rằng có những cái chết bất kỳ, nhưng cái chết của ông xem ra không nằm trong quy luật này. Cái chết đến với ông không do bệnh tật tự thân ông mang, không phải ở chiến trường, không phải nơi biển cả, động đất, cũng không phải là một tai nạn giao thông thường thấy ở Việt Nam… mà chính từ một nhân viên công lực mang danh “vì nhân dân”.

Tiếng kêu gào của cô Kim Tiến, con gái ông Tùng trước đám tang, dù tôi cố quên đi cũng không thể nào quên được: “Bố ơi, bố có nghe tiếng con gọi bố không? Bố ơi bố, bố chết oan lắm bố ơi…”. Tiếng gọi vang xa làm cả đoàn người đứng lặng.

Một người nói: “Tôi chảy nước mắt khi nhớ lại tiếng kêu đó, nó cứ văng vẳng bên tai cả đêm qua, ngay cả trong giấc ngủ”.


Cô con gái Trịnh Kim Tiến chúng tôi cho biết, mấy ngày qua, mẹ cô như người mất hồn, bà thì đã lớn tuổi, cô hết sức lúng túng khi người bố thân yêu khỏe mạnh đã ra đi oan khuất không thể nhắm mắt.

Cô ngồi kể lại cho chúng tôi nghe khá bình tĩnh, cô nói rằng cô không thể khóc lúc này, dù cô là con gái. Nhưng với hoàn cảnh gia đình với bà nội đã già hơn 90 tuổi, mẹ bị ngơ ngẩn như mất hồn kể từ khi sự việc xảy ra, em gái còn nhỏ, cô phải đứng lên nuốt nước mắt vào trong để làm trụ cột bất đắc dĩ cho gia đình mình trong lúc này.

Câu chuyện cô kể lại cũng như các phương tiện thông tin đã loan tải khi cô trả lời phỏng vấn, nhưng những chi tiết cô kể lại, làm chúng tôi không khỏi rùng mình vì cái chết đến đơn giản như thế và quan trọng hơn là sự vô cảm của những người đầy tớ nhân dân.

Những chi tiết chính có lẽ không cần nói thêm, nhưng những chi tiết như khi nạn nhân đã bị đánh đến bị liệt tứ chi vẫn bị giam giữ và mặc dù gia đình đã van xin nhiều lần, vẫn không được đưa đi cấp cứu. Ngay cả bát phở gia đình mua vào vẫn không cho nạn nhân ăn cho đến khi nguy cấp mang vào bệnh viện và nhịn đói cho đến khi chết.

Chúng tôi đến Nhà tang lễ bệnh viên Thanh Nhàn cùng với đoàn giáo dân Hà Nội đến viếng xác kẻ chết. Khi đến nơi, đập vào mắt chúng tôi dọc đường đi và ngoài cổng cũng như trong sân nhà tang lễ là lực lượng công an, cảnh sát chìm, nổi hết sức đông đúc.


Những người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.

Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.

Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.

Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.

Những người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.

Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.

Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.

Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.



Đoàn đại biểu giáo dân Hà Nội kính viếng



Chúng tôi xếp hàng, vào thắp hương kính viếng hương hồn ông trước khi vĩnh biệt cõi đời, đọc mấy lời kinh cầu cho linh hồn ông dù ông không cùng tôn giáo thì ông cũng được mát mẻ hơn với sự chia sẻ của mọi người.

Di ảnh ông nhìn thẳng, trước linh cữu ông, tôi cứ nghĩ mãi về cuộc đời một con người đã vất vả với những năm tháng cống hiến cho đất nước trong quân ngũ, những năm tháng vất vả gây dựng gia đình sinh con và nuôi con ăn học, phải từ giã cõi đời khi mới tuổi 54 để lại chiếc lá vàng là mẹ già hơn 90 tuổi thiếu người nuôi dưỡng.

Những người đến dự đám tang, ngoài lực lượng công an đông đúc, số giáo dân đến từ các giáo xứ, giáo họ khá đông, khi chúng tôi viếng xong, một đoàn giáo dân khác lại tiếp tục đến viếng.

Cô Kim Tiến, con gái ông Tùng sau đám tang cho tôi biết qua điện thoại rằng: “Khi tổ chức, nhà tang lễ đề nghị để họ làm ban tổ chức và đọc điếu văn cho luôn, lẽ ra gia đình cháu phải duyệt điếu văn, nhưng tang gia bối rối nên không quản lý hết được. Đến khi đọc là tai nạn, cháu đã định phản ứng, nhưng trước giờ phút tiễn biệt bố cháu, cháu muốn để bố cháu được yên”.

Rồi đám tang bắt đầu đi, qua các phố Hà Nội, lượng công an dày đặc hiếm có, họ phân đường, hướng dẫn giao thông giải thoát cho đám tang hết sức tích cực và nhanh chóng làm những người đi đường ngơ ngác. Chắc hẳn chưa có đám tang nào được sự ưu tiên như đám này.

Đưa linh cữu về qua nhà ông ở 525 Trần Khát Chân, lượng người đông đúc đứng tham dự, đứng xem tràn ra vỉa hè, trên cầu vượt. Chiếc xe chầm chậm lăn và đến một đoạn ngắn thì một người (sau này tôi mới biết là công an), bảo người lái xe dừng lại.

Hầu như, việc dẫn đường, di chuyển đám tang, chỉ đạo những người mặc thường phục đến đây, đều do người này điều động.




( còn tiếp )

Nguồn : Dân Làm Báo

Chuyện trên đường đưa đám


 


Đám tang di chuyển theo đường Đại Cồ Việt – Giải phóng và nhằm thẳng hướng Thường Tín. Dọc đường, bất cứ ngã ba, ngã tư nào đều có dày đặc cảnh sát giao thông, công an các loại và dân phòng nhiều vô kể. Họ chặn đường, giữ cho đám tang đi nhanh chóng. Nhiều người dân thấy lạ đứng nhìn theo và hỏi nhau mới biết là đám tang nạn nhân của viên công an.



Cảnh sát xếp hàng dẹp đường cho đám tang đi thật nhanh

Chiếc xe tang dẫn đầu, xe chở gia đình đi theo và sau đó là một đoàn xe con gồm 5 chiếc mà mọi người bảo là xe của công an, trong đó có chiếc xe nhìn mới tinh biển số 29A-000.67mà mọi người nói với tôi là đang chở Phó Giám đốc Công an đi cùng đến tận đường Giáp Bát. Bên cạnh là hàng loạt xe máy, thậm chí có nhiều xe chở nhau chẳng cần mũ bảo hiểm vẫn chạy song song. Xe chúng tôi đi sau cùng, chỉ trước một chiếc xe của cảnh sát giao thông.

Chúng tôi định tiễn chân ông một đoạn và đi về, nhưng những sự việc xảy ra sau đó đã không như tôi nghĩ buộc chúng tôi đi đến tận nơi.

Chúng tôi đang đi theo đoàn xe tang, bỗng nhiên những chiếc xe biển xanh số 33A-4789 , 31A-7592, 31C-6688 và chiếc xe biển trắng 29X-6969 chuyển vị trí.

Từ chỗ đi trước các xe đó chuyển sang đi sau và đi bên cạnh, riêng chiếc xe biển xanh mang biển số 33A-4789 đi phía trước liên tục chèn xe chúng tôi. Người bạn lái xe của chúng tôi đã hết sức bình tĩnh, nhưng dù đi nhanh, đi chậm, sang trái hay sang phải, chiếc xe biển xanh vẫn cứ lượn hình chữ chi để chặn đường, bất kể đó là đường vạch liền hay vạch đứt.

Lúc đầu chúng tôi hơi ngạc nhiên, nhưng qua mấy đoạn đường liên tục như vậy, chúng tôi hiểu rằng họ cố tình chèn chúng tôi bất chấp tai nạn và dòng người đi đường đông đúc.



Những chiếc xe biển xanh bắt đầu biểu diễn trên đường




Liên tục lượn chữ chi chèn che chúng tôi


Điều rất lạ, là những người ngồi trong những chiếc xe này là cán bộ công an hẳn hoi sao lại có những hành động như vậy trong khi đưa đám tang? Đến đây, chúng tôi hiểu rằng họ đến không phải để đưa tiễn người đã chết oan uổng vì chính đồng đội của họ.

Thậm chí, trên đường, họ là những người hoàn toàn gương mẫu trong việc vi phạm luật giao thông đường bộ. Chắc họ cho rằng mình là công an, nên bất chấp luật lệ đi đường, dù đường hẹp, vạch liền, họ vẫn cứ đè vạch không thương tiếc.







Còn tiếp
Nguon : Dan lam Bao'

Công An Thi Hành Luật Rừng


 

Bạn tôi nói đùa: “May hôm nay, Trung tá Nguyễn Văn Ninh đã bị bắt, nếu không thì tay lái xe này không khéo lại bị đánh gẫy cổ lần nữa”. Nhưng không phải thế, qua những đoạn đường có cảnh sát giao thông đứng dẫn đường, tất cả đều giơ tay chào rất trịnh trọng khi những chiếc xe này đi qua.

Khi không thể chèn được chúng tôi hơn nữa, đến ngã tư Văn Điển thì chiếc xe biển xanh ép hẳn xe chúng tôi vào lề đường và một cảnh sát xuất hiện ngay trước mũi xe chúng tôi, bên cạnh đó chiếc xe biển xanh 31C-6688 đã dừng lại đó từ trước, đằng sau, chiếc xe cảnh sát giao thông với còi hụ đã kịp tiến lên gần.

Chúng tôi dừng xe, viên cảnh sát giao thông nói: “Đề nghị đưa giấy tờ xe”. Chúng tôi hỏi: “Xe chúng tôi đang đi đám tang, không vi phạm luật lệ, lý do gì phải dừng lại?”. Anh ta không trả lời được, chỉ yêu cầu đưa giấy tờ xe mà không đưa ra bất cứ lý do gì.


Một cảnh sát khác đi đến bên cạnh bảo: “Nếu các bác đi đám tang thì các bác cứ đi”, lập tức viên cảnh sát giao thông này dùng cùi tay hất hất vào mạng sường người này làm anh chàng này ngơ ngác. Chúng tôi bảo: “Anh không cần phải huých anh kia làm gì. Anh vô cớ dừng xe chúng tôi mà không có lý do gì, trong khi chiếc xe biển xanh kia lượn vòng chữ chi cả chục cây số, chạy hoàn toàn vi phạm luật, anh không giữ, nghĩa là tại sao?”.

Anh ta không thể giải thích được, lúc đó, chiếc xe cảnh sát giao thông đến gần, chúng tôi yêu cầu nêu rõ lý do dừng xe chúng tôi đang đi đám tang khi chúng tôi không vi phạm bất cứ lý do nào. Chừng như đã đủ thời gian cho đoàn xe tang chạy được khá xa, anh cảnh sát này bảo chúng tôi cứ đi.

Chuyện nơi nghĩa trang


 

Chúng tôi đến nơi, thì xe tang đã dừng lại, gia đình đã chuẩn bị đưa người xấu số vào nghĩa trang bên đường. Những chiếc xe biển xanh, biển trắng nói trên đã đỗ lại bên đường.

Chúng tôi xuống xe để vào dự đám, một người trong chúng tôi gặp thanh niên lái chiếc xe biển xanh 33A-4789 đã chặn đầu chúng tôi và lượn chữ chi giữa đường bảo: “Này cháu, xe đi đám tang, tại sao lại lượn chặn xe chúng tôi như thế? Như vậy là vi phạm luật vừa nguy hiểm. Nhỡ xảy ra va quệt thì sao”. Người thanh niên này lúng túng và nói càn: “Cứ đi thế đấy, làm gì nhau, đâm được thì cứ đâm”.

Tôi thấy tên thanh niên này thật mất dạy, có phải nó ỷ vào nó là lái xe cho công an nên dám ngang nhiên thách thức và cậy thế như vậy không? Tôi hỏi: “Ai dạy cậu lái xe vi phạm luật lệ trắng trợn như thế? Cậu học lái xe ở đâu?” và đưa máy ảnh lên định ghi lại bằng chứng cụ thể.



Người thanh niên không đội mũ lái chiếc xe đánh võng trên đường


Bất thình lình, một khuôn mặt rỗ đeo kính thò tay giật máy ảnh của tôi và nói: “Ai cho anh chụp ảnh cá nhân nó mà không xin phép?”. Tôi thoáng nghĩ vậy khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại khách sạn, báo chí đưa tin và chưng ảnh ông ấy lên mặt báo, lại còn ghi: Ảnh do cơ quan công an cung cấp, chắc cơ quan công an này khi chụp ảnh đã xin phép ông Cù Huy Hà Vũ chăng? Thì ra luật của ta là thế?

Khi anh ta giật máy ảnh, một nữ giáo dân đứng bên cạnh tôi ngay lập tức đã giằng tay anh ta lại, anh ta nhảy sang bên đường tàu nhìn lại.

Tôi hỏi: “Anh là ai”? Người này trả lời: “Tôi là anh của bọn nó”. Tôi nói: “Đây là người lái xe đã vi phạm pháp luật, chạy trên đường cố tình đánh võng chữ chi chặn xe chúng tôi rất dài suýt gây tai nạn, tôi ghi lại để làm bằng chứng. Anh là công an, anh ngồi trên xe đó mà để anh ta vi phạm như thế có được không?”

Thật bất ngờ, anh ta nhơn nhơn bảo rằng: “Được, được đấy anh làm được gì?”.

Tất cả mọi người đứng đó từ giáo dân đến những người bà con đưa tang cũng như người qua đường đều chưng hửng trước câu trả lời mà không ai có thể ngờ từ miệng một người công an như thế. Đến nước này thì Chí Phèo cũng phải gọi bằng cụ.

Anh ta bỏ đi, còn quay lại dằn thêm một câu: “Tôi nói với anh Vinh nhé, tôi chẳng lạ gì anh đâu”. Tôi cũng trả lời: “Thì tôi cũng có lạ gì anh đâu, dù anh mặc như thế tôi vẫn biết là công an, nhưng công an càng phải chấp hành luật pháp nghiêm túc”. Rồi chúng tôi đi vào đám tang.

Ra khỏi đám tang, chúng tôi được nghe một người kể lại rằng tay lái xe và một số công an đứng đó kể với nhau câu chuyện vừa qua và gọi anh kia là Hải và toan tính những trò gây tai nạn khác.



đã giật chiếc máy ảnh tự xưng là đàn anh của người lái xe

những hành vi vi phạm pháp luật như thế này, thói lộng hành, cậy quyền cậy chức để chà đạp lên pháp luật và coi rẻ sinh mạng con người còn tiếp tục được nuôi dưỡng, thì chắc sẽ còn nhiều trường hợp như ông Trịnh Xuân Tùng đã gặp phải.

Chúng tôi ra về, cứ nghĩ mãi về đám tang này.

Người chết đã chết, đã yên dưới ba tấc đất. Nhưng cái chết này hình như không để lại cho những người thừa hành công vụ mà chúng tôi đã gặp ở đây một chút suy nghĩ, một sự lay động lương tâm nào từ cái chết oan nghiệt đó.

Họ có còn lương tâm để dằn vặt nữa hay không?

Hà Nội, ngày 24/3/2011.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

http://jbnguyenhuuvinh.wordpress.com/2011/03/25/dam-tang-ong-tr%E1%BB%8Bnh-xuan-tung-ti%E1%BA%BFng-keu-xe-long-va-chuy%E1%BB%87n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C6%B0a-dam/#more-1552

Saturday, March 26, 2011

Tử Thần Mang Hộ Chiếu Việt Nam?



 24-03-2011 - Kỷ niệm 85 năm đám tang Cụ Phan Chu Trinh & Kính điếu các nạn nhân của Tử Thần CAVN.

Đinh Tấn Lực

Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề 
- Joseph Stalin

Đồng chí Stalin (kính mến) -- kẻ từng được “cha già” họ Hồ tôn là vị “cha già của thế giới XHCN” -- hễ đã phán thì cấm có sai.

Giải pháp để có một VN độc đảng là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
Giải pháp để giữ một VN độc đảng vẫn là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
(Thương mình thương một, thương Ông thương mười là ở chỗ này chăng?).

Nạn nhân của thời 1930-1945 thì hằng hà sa số, đếm không xuể/kể không hết. Cả VN Quang Phục Hội & Tâm Tâm Xã, cả Đại Việt, cả Việt Quốc, cả Việt Cách, cả An Nam Độc Lập Đảng… thậm chí, cả những đồng chí đầu súng trăng treo cùng trường nhưng khác phái. Tiêu biểu của nỗ lực CS Quốc Tế III tận diệt đồng chí CS Quốc Tế IV là trường hợp của Trốt-kít Tạ Thu Thâu: Trong buổi phỏng vấn ngày 25-6-1946, Hồ Chí Minh đã trả lời Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Đó là một người yêu nước, chúng tôi đau buồn khi được hung tin... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt)! Chẳng ai nỡ nghĩ đến chuyện quyết toán vặt, nhưng ngay cả con lộ Tạ Thu Thâu ở Sài Gòn lẫn Mỹ Tho đều bị đổi tên sau ngày miền Nam thất thủ.

Nạn nhân của thời sau 1945, đặc biệt là sau 1975, cũng là vô phương đong đếm. Quả là một cuộc rửa hận/trả thù/xử lý vô tiền khoáng hậu ở nước ta. Bất kể đó là đảng viên các chính đảng kể trên còn kẹt lại miền Bắc; đã di cư vào Nam năm 1954; hoặc bị liệt vào hàng địch/ngụy của “chế độ cũ”… Hay thậm chí, ngay cả các đảng viên lão thành cách mạng của CSVN, những người đã nghiệm ra rằng gông cùm thực dân còn nhẹ nhàng hơn xích xiềng ý thức hệ; đã thấy ra mặt thật của “chiến thắng” là “thống nhất” cả nước vào tròng nô lệ Quốc Tế III; đã cọ xát với nỗi nhục đói nghèo/lạc hậu của đất nước thời “hậu giải phóng”; hay đã dự kiến cả tương lai đất nước gắn liền vào một đận Bắc Thuộc vĩnh viễn....

Tiến trình khai trừ và thanh trừng, do đó, nói theo ngôn ngữ tiếp thị ngày nay, là “2 trong1”. Hễ không phải bầu bạn anh em thì hẳn phải là thế lực thù địch. Cũng vậy, hết đồng chí ắt phải là kẻ thù, không thể khác. Mà đã là kẻ thù thì tất yếu là phải chết -- chết ngay/chết dần/chết đói/chết kiệt/chết thảm/chết đột biến/chết tiệm tiến/chết tự nhiên/chết tai nạn/chết bờ/chết bụi/chết ngộp/chết chìm/chết tù/chết bệnh/chết dở/chết tiệt v.v… -- kiểu nào cũng được, càng nhanh càng tốt, nhưng nói chung là phải chết, không chỉ bởi hệ vô thần khẳng định Chết Là Hết, mà còn bởi đối sách xuyên suốt của lãnh đạo là Chết …Cho Yên Chuyện.

Thử tạm liệt kê một vài trường hợp khai trừ/thanh trừng đồng chí tương đối dễ nhớ đã xảy ra ở xứ này, để xem thử có phải chết là hết hay không:

Ông Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), (còn được gọi là Bảy Trấn Chợ Đệm), tác giả quyển sách gây chấn động cả đảng: Viết cho Mẹ và Quốc Hội , từng nhận giải Hellman-Hammett năm 1997.

Ông Trần Độ (1923-2002),
 tác giả Nhật ký Rồng Rắn , được ông Hà Sĩ Phu điếu tặng cặp đối “Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên, song trọng đảm - Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm”.

Ông Trần Xuân Bách (1924-2006), nguyên ủy viên BCT, chủ trương dân chủ hóa VN cùng nhịp với Đông Âu và Liên Xô, tác giả phương ngôn nổi danh: "Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng… Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát - do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ là khơi thông trí tuệ của toàn dân tộc và đưa đất nước đi lên kịp thời đại...".

Ông Nguyễn Ngọc Lan (1930-2007), nguyên chủ bút báo Đối Diện, bị quản chế cùng linh mục Chân Tín vì đã chủ trương Cá nhân sám hối/Giáo hội sám hối/Đảng phải sám hối, từng bị nhà nước ép té xe cùng với LM Chân Tín khi đi dự đám tang ông Bảy Trấn.

Ông Hoàng Minh Chính (1920-2008), nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, từng nhận định chính xác "Đất nước ta đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện" (2005), rồi quyết định phục hoạt đảng Dân Chủ VN, và cùng với ông Lê Hồng Hà kêu gọi thành lập Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng.

Ông Nguyễn Hộ (1916-2009), lãnh đạo Hội Những Người Kháng Chiến Cũ, tác giả quyển Quan Điểm và Cuộc Sống, giải thưởng Hellman-Hammett, từng bị ép xuồng, bị bắt giữ và bị quản thúc tại gia cho tới chết.
V.v…

Những di thư, di cảo, di ngôn tâm huyết của họ vẫn còn đó và còn nguyên giá trị lịch sử lẫn thời sự. Rõ ràng, chết chưa hẳn là hết. Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN hiện giờ chỉ xoa bụng/vỗ tay/nâng cốc có mỗi điều về đối thủ: Chết là hết …nói!

Lãnh đạo đương thời cũng chẳng màng che giấu nỗi mong mỏi/chờ trông từng ngày điều đó xảy ra cho những đồng chí khai quốc công thần lòng ngay mắt sáng/trung ngôn nghịch nhĩ/thẳng lời phản biện/nói thật nói hết: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Minh Cần… cùng rất đông quý vị lão thành cách mạng, thậm chí, cả quý vị nhân sĩ Dương Danh Di, Trần Phương, Vũ Khoan, Nguyễn Văn An, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Chi Lan, Phan Đình Diệu v.v…

Ở một tầng nấc khác, cả trong và ngoài đảng, cả trong và ngoài nước, cả trong và ngoài tù, là một danh sách “đáng chết” rất dài, không thể kể hết danh tánh, của những người từng có tiểu luận/khảo cứu/phản biện/phân tích/bình luận/đề nghị/cảnh báo/tuyển tập... không thể đăng trên dàn báo chính quy xưa nay (nên thường phải lập riêng thư viện/thư khố trên không gian mạng), và gần đây là những tay dân báo mạnh dạn gõ phím và chuyển tải tất cả những điều mắt thấy/tai nghe/óc nghĩ… thông qua hệ internet và ung dung chiếm lĩnh đại khối độc giả có điều kiện ngồi trước màn hình ở VN. Đáng “chết để hết nói” là vì vậy!

Tự thân đảng không muốn làm kẻ thù của internet như RSF tố giác. Tự thân internet và các dàn mạng xã hội đã đứng về phía Sự Thật và trở thành kẻ thù của đảng đó chứ!

Mà đã thế thì những danh sách “đáng chết” nói trên đã trở thành vô dụng, bởi đảng không thể trông chờ mãi vào cứu cánh “chết là hết” của đối kháng, mà ngược lại, chính sự trông chờ đó đã lột trần tình trạng “kiệt mưu/cạn chước/đuối lý/hết thời” của nguyên dàn lãnh đạo đảng đương nhiệm.
*
Tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt 
- Hồ Chí Minh

Câu hỏi thứ hai được đặt ra là: Trên thực tế, chết có yên chuyệnkhông?

Hội nghị Việt Bắc 1949 từng ghi lại lời khẳng định/trần tình của đồng chí Hồ Chí Minh (cũng kính mến không kém) rằng: “Các vị lãnh tụ thế giới Staline, Mao Trạch Đông thì không thể sai lầm, nghĩa là những gì cần nói và đáng nói họ đã nói hết rồi và nói đúng, thì mình còn gì nữa, nhất là điều mình nói có thể sai”.

Ngoại trừ cái chỉ thị đóng khung trên đây là …cấm sai. Và trở thành kim chỉ nam của lực lượng công an  “còn Đảng còn mình” :

21/1/2010: công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo.

29/3/2010: công an huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, giả dạng đầu gấu, đánh dân oan đến nhập viện.

04/5/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng.

07/5/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày.

14/5/2010: công an huyện Chương Mỹ, Hà Hội, chận xe, đòi hối lộ, chưa được thì đánh công dân Tống Bá Đức bằng dùi cui và còng số 8, cho tới khi nạn nhân cầm xe máy cho 1 CA khác để nộp tiền hối lộ.

25/5/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn.

28/6/2010: công an huyện Đại Từ, Thái Nguyên, đánh chết công dân Vũ Văn Hiền.

23/7/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm.

06/8/2010: công an thường phục Thái Nguyên bắn thủng đùi xuyên xương chậu công dân Hoàng Thị Trà, về tội không đội mũ bảo hiểm.

14/8/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài.

09/9/2010: công an xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, đánh chết công dân Trần Ngọc Đường rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây thắt lưng.

16/9/2010: công an Hà Tĩnh đánh hội đồng công dân Đặng Đình Việt bằng gậy, phải nhập viện, cho tới khi rất đông người đi đường đến can mới bỏ đi.

06/11/2010: công an xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đánh công dân Lưu Đình Tăng đến phải nhập viện.

24/11/2010: công an xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh công dân thiếu niên Dương Đình Hiếu bằng dùi cui đến ngất xỉu, xong bắt thân nhân đến ký giấy xác nhận tình trạng sức khỏe bình thường trước khi đón cháu Hiếu về nhà.

17/12/2010: công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên, đánh chết công dân Đặng Văn Đen.

19/12/2010: công an phường Quán Trữ, Hải Phòng, đạp ngã xe để bắt giữ người đi xe máy ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, gây trọng thương cho cả hai nạn nhân rồi tìm cách xóa dấu vết hiện trường.

28/12/2010: công an xã La Phù, Hoài Đức, Hà Tây, đánh hội đồng đến gãy xương sườn công dân Phạm Quang Sơn, mặc cho người thân quỳ lạy xin tha, sau đó, phó công an xã kéo côn đồ về bao vây và đòi giết cả nhà và đốt nhà nạn nhân.

11/1/2011: công an huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đánh gãy tay công dân Ngô Thị Thu trong lúc biểu tình tố cáo nhà máy nhả khói độc, lại còn tuyên bố rằng nạn nhân chưa chết đâu mà lo.

01/3/2011: công an phường Nghi Tân, Cửa Lò, Nghệ An, đánh hội đồng công dân Nguyễn Văn Hướng bằng dùi cui đến tét đầu, về tội không đội mũ bảo hiểm.

02/3/2011: trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, phường Thịnh Liệt, Hà Nội, đánh công dân Trịnh Xuân Tùng gãy 2 đốt sống cổ, gây liệt tứ chi và hệ thống hô hấp, dẫn đến tử vong, về tội đi xe ôm mà dừng lại tháo mũ bảo hiểm ra để nghe điện thoại.

23/3/2011: thiếu tá công an Bùi Minh Thắng, phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang (con của giám đốc CA tỉnh Hậu Giang), đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng đến nhập viện, khi nạn nhân không chịu lái xe taxi vượt đèn đỏ như Thắng yêu cầu. Chi được đưa về trạm CSGT Cửa Ô, Thắng còn buộc đồng nghiệp ở đây phải quỳ lạy, :không tao bắn!”.


Sự liên hệ hữu cơ xâu chuỗi của hàng loạt án mạng tàn độc/thảm thiết kể trên không khỏi khiến dư luận nhiều nguồn rút ra một kết luận khách quan khó cãi: Tử thần đã chính thức nhập tịch và đang mang hộ chiếu VN.

Trong tất cả các vụ công an đánh/giết người vừa kể, chỉ có độc nhất vụ thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp bị truy tố ra tòa, lãnh án 7 năm tù giam.

Trong tất cả những công an từng đánh/giết người kể trên, cũng chỉ độc nhất thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp là có được sự bảo vệ tương đối khá hơn cả, nhờ lọt vào bên trong hệ thống trại giam. Đa phần những kẻ còn lại bên ngoài đang sinh hoạt trong sự sợ hãi thường trực, sau những vụ nhân dân bất bình bao vây hiện trường; mang xác nạn nhân đến triển lãm tại trụ sở CA; biểu tình đòi làm sáng tỏ vụ việc; hoặc, phá tan cổng UBND tỉnh (trường hợp Bắc Giang).

Tức là, so với sự trông đợi của đảng và nhà mước mong giới đối kháng “chết cho yên chuyện”, thì ngược lại, khi nhân dân VN bị hành hung dưới tay tử thần công an VN đã trở thành những cái “chết gây lớn chuyện” rất đáng lo ngại.

Chứng cớ là nhà nước bịt kín/bẻ cong tin tức về cuộc tự thiêu của KS Phạm Thành Sơn ngay trước UBND thành phố Đà Nẵng ngày 17/2/2011 vừa qua.

Chứng cớ nữa là nhà nước đã phải hoàn tất khám nghiệm thi thể nạn nhân Trịnh Xuân Tùng sớm hơn dự định 1 ngày, đồng thời, dời vụ xét xử TS Cù Huy Hà Vũ trễ lại 10 ngày, tránh sự trùng hợp cả 2 sự kiện có tính “ngòi nổ” này vào cùng ngày 24/3/2011.

Rõ ràng là nhà cầm quyền Hà Nội biết sợ hương hoa nhài tỏa ngát từ Trung Đông/Bắc Phi và cái lò năng lượng hạt nhân căm phẫn của nhân dân VN đang chực nổ dưới những nhát chém của lưỡi hái tử thần công an hiện nay. Vì sao?

Vì đảng và nhà nước đã hiển thị đậm nét tình trạng thiểu năng/kém trí/vi luật/kiệt ngân/cạn lý/hết thời… ngược chiều với tình hình cập nhật về kỹ năng đấu tranh bất bạo động của nhiều người nhiều giới đang biến dần những quan tâm thành hành động.

Vì nhân dân đã vượt qua tâm lý mackeno cùng nỗi sợ, đã thao dượt đối đầu với nhà cầm quyền ở tầng địa phương, đang chờ đợi một ngòi dẫn nhạy lửa, và sẵn sàng cho một cuộc tập họp tại thủ đô có tầm vóc và hiệu quả như ở Tunis hồi đầu năm nay.

Vì, bên dưới tình trạng các chủ tịch tỉnh thường xuyên bất chấp lệnh chính phủ, các hiện tượng công an cấp xã có toàn quyền sinh sát và tùy tiện sử dụng quyền này chính là chỉ dấu rõ nhất của một hệ thống quyền lực đứt rời từ trung ương xuống tới địa phương.

Vì dàn thông tin 4T chính quy ở đây đã chính thức quy hàng hệ truyền thông dân báo ung dung lấn lướt ở mức áp đảo trên từng bảng pageviews, và với nội dung xây dựng mạng sinh hoạt xã hội dân sự làm nền cho việc huy độngsức mạnh quần chúng.

Vì mối liên kết giữa giới bloggers ở đây tiến đến những quy ước bất thành văn về phong trào quật ngược cán cân nạn nhân-hung thủ: Đẩy mạnh việc thu thập chứng cứ tham nhũng/lạm quyền/gian dối/tàn ác/phạm tội của dàn quan chức các cấp.

Vì, quan trọng hơn cả, là xóa tan mọi nỗi nhục VN hôm nay, để những thế hệ người Việt sắp tới được hãnh diện sống trong một đất nước tung cánh và một nền văn hóa nhân bản, không một ai bị tiêu diệt vì không đi cùng đường vạch ra bởi kẻ khác.

Và vì, nếu thật sự cái chết (như Mohamed Bouazizi) là giải pháp (châm ngòi) để dân chủ hóa VN thoát khỏi mọi hình thái độc tài, cộng sản lẫn không cộng sản, thì cũng đáng chọn lắm thay.

Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.


(Nguyễn An Ninh)

Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


(Sào Nam Phan Bội Châu)


Đinh Tấn Lực
24-03-2011 - Kỷ niệm 85 năm đám tang Cụ Phan Chu Trinh & Kính điếu các nạn nhân của Tử Thần CAVN.

Thursday, March 24, 2011

Tà đạo Hồ Chí Minh bị cấm ở Việt Nam

Tà đạo Hồ Chí Minh bị cấm ở Việt Nam

TP Vinh: Sự thật về một tà đạo
Thứ tư - 23/03/2011 10:02

*
*
*

Tự lập bàn thờ, viết các nội dung in thành sách, tổ chức làm lễ và chữa bệnh tại nhà bằng cách cho người bệnh uống nước lã, những người trong nhóm tự xưng là theo đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” còn vẽ ra nhiều chiêu bài mê hoặc, thần thánh hóa lãnh tụ để lôi kéo người dân tham gia. Những hoạt động của “tà đạo” này không nằm ngoài mục đích cá nhân, thế nhưng không phải ai cũng biết và có thái độ cảnh giác

Chữa ung thư bằng… nước lã

Chuyện xuất xứ của tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” cũng chẳng khác mấy so với nhiều tà đạo khác trong thời gian vừa qua. Nó bắt nguồn từ sự khác thường của một người đàn bà chuyên nghề… làm ruộng ở thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) cách đây mấy năm.

Năm 2000, bà Nguyễn Thị Điền (SN 1960), trú tại địa chỉ trên bị ốm nặng. Đến năm 2001, bà Điền tự dưng khỏi bệnh và sau đó có những biểu hiện không bình thường. Bà ta không ra đồng làm ruộng như trước đây nữa mà chuyển qua ngồi viết sách. Cái thứ sách mà bà Điền viết cũng rất khác thường như: Bàn thờ người Đại Việt; Đại pháp cầu an; Đại pháp đoàn tràng tu gia; Bác Hồ 79 điều mơ ước; Luật công phép nước.

Luật trời - thời thế… Sau khi viết sách, người đàn bà này lập bàn thờ Bác Hồ, tổ chức làm lễ rồi chuyển sang nghề chữa bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, bà ta cho xây dựng trong nhà một cơ sở thờ tự gọi là “Điện thờ Hoàng Thiên Long”. Để thờ cúng, bà Điền cho đặt tượng Bác, treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc và một bát hương.

Trên cửa điện ghi dòng chữ “Nối dòng Âu Lạc nhà nòi, Thiên trao ngọc hạnh sáng soi kế đời”. Ngay sau khi lập điện thờ, bà Điền đã tuyên truyền rằng Bác Hồ ngự tại “Điện thờ Hoàng Thiên Long” và truyền cho bà ta viết kinh sách cứu nhân độ thế cho trần giới đồng thời tự nhận mình là “Nữ thần giao liên và lương y chữa bệnh bằng tâm linh”.

Ngoài ra, bà ta còn rêu rao “Điện thờ Hoàng Thiên Long” là kho thuốc tiên, còn “Đại Sơn Lâm” (con rể bà Điền ở Thượng Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình) là tổng kho nước Thánh.

Cách chữa bệnh của bà Điền thì vô cùng đơn giản: bà ta để 3 chén nước lã lên bàn thờ thắp hương rồi cho người bệnh uống. Với cách chữa đó, bà Điền dám tuyên bố sẽ chữa được hết tất cả các loại bệnh, kể cả bệnh nan y như ung thư. Từ thông tin trên, chỉ ít lâu sau, nhà bà Điền đã chật kín người từ khắp nơi đổ về để chữa bệnh và tham gia vào tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”.

Vì vậy, ngoài giờ chữa bệnh, bà Điền đã tự in sách, sao đĩa VCD và sử dụng nhiều phương tiện khác để lôi kéo nhiều đối tượng tham gia, từ đó lập ra cái gọi là “Hội đồng tu gia” để điều hành lễ nghi, thu tiền bất chính. Số người đến đây muốn chữa bệnh trước hết phải “quy”.


Chân dung Nguyễn Thị Điền

Một khi đã quy thì coi như đã trở thành đệ tử của bà Điền. Để được “quy”, mỗi người phải đóng cho bà Điền 600.000 đồng gọi là kinh phí để xây dựng điện thờ và hoa quả, lễ lạt. Từ khi xuất hiện tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”, Công an huyện Ứng Hòa phối hợp với chính quyền xã Hồng Quang đã nhiều lần đến kiểm tra, gọi hỏi, lập biên bản làm việc với những hành vi của bà Điền trong việc truyền đạo, in ấn, phát tán tài liệu; chữa bệnh không có căn cứ và vi phạm các quy định của Nhà nước về đăng ký tạm trú.

Những lần bị lập biên bản, gọi hỏi, bà Điền đều nhất quyết rằng mình không mê tín dị đoan mà chỉ làm việc thiện theo “sự chỉ bảo của Bác bằng tâm linh” để giúp đỡ mọi người nên không vi phạm pháp luật. Bên cạnh việc xử lý vi phạm đối với bà Điền, ở các xã có người theo tà đạo này, chính quyền cũng đã tuyên truyền trên loa truyền thanh, các tổ chức đoàn thể của địa phương cũng tới từng nhà vận động từng người không tham gia tà đạo này, qua đó nhiều người đã nhận thức được hoạt động mê tín dị đoan của bà Điền và từ bỏ. Tuy nhiên, cũng không ít kẻ vẫn một mực sùng bái tà đạo này, thậm chí còn có hướng phát triển đạo này ở địa phương mình đang sinh sống.

Lợi dụng danh nghĩa lãnh tụ để hoạt động mê tín dị đoan

Bắt đầu từ năm 2007, tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” được du nhập về TP Vinh thông qua bà Phạm Thị Thuận, trú tại khối 1 phường Trung Đô. Bà Thuận bị bệnh hiểm nghèo (ung thư đại tràng), nghe nhiều người rỉ tai về cách chữa bệnh của bà Điền ở Hà Tây nên cùng cháu ruột của mình là Trần Thị Thủy ở Nam Định tìm đến địa chỉ của bà Điền.

Tại đây, sau khi bị mê hoặc bởi những kinh sách cao siêu và những lời dụ dỗ mang đậm tính chất mê tín dị đoan, bà Thuận đã về Vinh lôi kéo một số công dân của phường Trung Đô tham gia vào tà đạo này. Và từ đây, như một làn gió độc, nhiều người dân ở các phường, xã khác nhau trên địa bàn thành phố đã đi theo, gây nên dư luận xấu và làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự của địa phương.


Tài liệu in ấn phát cho những người nhẹ dạ, cả tin

Điển hình là ngày 17/11/2010, một số phần tử do bà Hoàng Thị Ngự (70 tuổi), Phạm Thị Thuận (45 tuổi); Lê Thị Long (43 tuổi) và Trần Thị Lộc (48 tuổi) cùng ở khối 11 phường Trung Đô - TP Vinh đã tổ chức trang trí kết hoa trên 4 chiếc xe trượt patanh, xung quanh xe gắn 8 lá cờ hình tam giác, mỗi bên 4 lá cờ in chữ “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”.

Phía trên lồng hoa có viết các dòng chữ gắn ở mỗi cánh hoa nội dung “tình vợ chồng; tình láng giềng, tình anh em…” và để 9 thùng tôn cao 90 cm, có nắp khóa làm hòm công đức, mỗi hộp có 2 chữ khi xếp thành hàng có nội dung “nước sông công lính, có lính cụ Hồ” và “giải phóng thủ đô có hũ gạo tiết kiệm”.

Chiều ngày 18/11, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập MTTQ, số này đã tụ tập được khoảng 50 người, chủ yếu là người ở phường Trung Đô, Lê Lợi, Trường Thi, Bến Thủy đi ra Quảng trường Hồ Chí Minh, sau đó về tổ chức quyên góp tiền để ủng hộ xây dựng hội quán.

Thời gian gần đây, Lê Thị Long còn ra tận “Điện Hoàng Thiên Long” của bà Điền đưa về 30 bát hương, 30 cặp câu đối có dòng chữ “Duy nhất trong nhà kính tổ tiên; tam viên kỳ hội nay đã đến” và tuyên truyền ai có nhu cầu thờ tự thực hiện theo điện Hoàng Thiên Long thì đưa 300.000 đồng mua sắm đồ thờ với hình thức thờ tự giữa bàn thờ là ảnh Bác Hồ, phía trên hai bên là cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm, hai bên hai câu đối, giữa bàn thờ một bát hương và hướng dẫn nếu ai bị bệnh tật hàng ngày thắp hương và uống 3 chén nước lã rồi đọc kinh đại pháp đoàn tràng tu, xong uống nước trong 3 chén và cứ làm như vậy liên tục thì sẽ khỏi bệnh.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh đã có trên 50 người tham gia trong đó có cả đảng viên, số có hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật; số có con cái nghiện ma túy, đi tù…

Trước tình hình đó, Công an TP Vinh đã chủ động tham mưu cho các lực lượng chức năng ở cơ sở có đối tượng theo nhóm tà đạo này tiến hành lập biên bản vi phạm của các đối tượng, thu giữ các tài liệu, phương tiện thờ cúng đồng thời vận động nhân dân không nên tham gia vào những tổ chức hoạt động mê tín dị đoan này.

Bên cạnh đó, Công an TP Vinh cũng đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành liên quan trên địa bàn toàn tỉnh kịp thời có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý hành vi của các đối tượng theo nhóm tà đạo và lợi dụng tín ngưỡng để vi phạm pháp luật, lừa gạt người dân thu tiền bất chính đồng thời kiến nghị Sở Y tế sớm có văn bản nghiêm cấm hành vi chữa bệnh như hành vi của bà Nguyễn Thị Điền để có cơ sở kiểm tra, phát hiện, xử lý.

Đây thực chất là việc lợi dụng điểm yếu về tâm lý của người dân để thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, chữa bệnh nhảm nhí để trục lợi cá nhân. Vẫn biết, việc thờ cúng Bác Hồ hay một danh nhân của dân tộc là không ai cấm, thậm chí còn được khuyến khích, thế nhưng việc thờ cúng phải thật sự tôn nghiêm và đúng đắn.

Việc tà đạo này lấy danh nghĩa thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạt động mê tín là điều rất đáng phải lên án và dẹp bỏ. Thiết nghĩ, mỗi một người dân cần nhận thức rõ điều này để không bị dụ dỗ, lôi kéo, đi theo những tà đạo hoạt động không đúng đắn để rồi vi phạm pháp luật.

Tác giả bài viết: Việt Dũng

Nguồn tin: Báo Công An Nghệ An

Sunday, March 20, 2011

Vì sao mà Việt Nam ngày càng nhiều “bọn phản động” thế?

Đỗ Việt Khoa – Vì sao mà Việt Nam ngày càng nhiều “bọn phản động” thế?

Người dân Việt Nam trải qua thời kỳ chiến tranh tàn khốc, được định hướng tư tưởng, kiên định chuyên chính vô sản,… nên hễ nghe đến 3 chữ “Bọn phản động” là ghét lắm. Ghét cay ghét đắng. Đến nay đa số người dân vẫn ghét như vậy.
Hồi 1986 chúng tôi mới vào đại học năm nhất, có chuyện: Ở khoa Sử có ai đó viết bài cho rằng chiến tranh hai miền Nam Bắc thực chất là nồi da xáo thịt của anh em một nhà. Sau đó trưởng khoa này bị cách chức. Tôi thấy ghét luôn cái đứa viết láo viết lếu kia. Ghét thật lòng.
Từ đó đến nay, liên tục có tin bọn phản động chống phá chỗ này, xuyên tạc chỗ kia… nghe thế tôi nhất trí hết rằng phải bắt lũ ấy bỏ tù tất… Nhiều người bây giờ vẫn nghĩ vậy.
Lợi dụng tâm lý này của người dân, người ta hay gán ghép cho những kẻ không ưa bằng 2 chữ: Phản động. Cá nhân tôi đã từng bị viên hiệu trưởng và tay chân ông ta gán cho là phản động.
Câu chuyện Cù Huy Hà Vũ vừa qua khiến tôi chợt nghĩ: Bọn phản động kia là ai? Sao chúng ngày càng nhiều? Mà toàn là luật sư, trí thức vậy?
Nhờ Internet, đọc nhiều và cuối cùng tôi cũng ngẫm ra cái sự thật.
1) Sau ngày 30-4-1975, nếu chính quyền biết thực hiện hòa hợp dân tộc một cách thực tâm, thì chắc chắn không có chuyện 3 triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Hàng chục ngàn binh lính của chính quyền cũ bị đi học tập cải tạo (hay là đi tù?) có cần thiết không? Nhiều người trong đó là nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Đến nay, những người đó hỏi có mấy phần hối hận vì đã ra đi, đã chống cộng?
Rất đông trong số này bị gọi là ”bọn phản động”. Mà “bọn phản động” này có lực lượng thật là hùng hậu, có tiền, có trình độ nhưng lại không hề có ý định thỏa hiệp.
Đó là “Bọn phản động” cũ.
Chiến tranh đã đi qua 36 năm, nhưng sự chia cắt lòng người vẫn rất sâu. Cứ hỏi đến những người đó là họ chửi cộng sản, chửi chính quyền. Cá nhân tôi một lần được mời lên diễn đàn Pantalk, vừa mở lời được mấy cây cũng bị họ gọi là ”thằng CS bị nhồi sọ” khiến phải bỏ chạy không dám trở lại diễn đàn nữa.
Người ta đã đem chuyện này ra so sánh với sự sát nhập Đông Đức- Tây Đức, hay chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ để phê phán tư duy của những người có trách nhiệm. Liệu lãnh đạo nào của Việt Nam hiện nay dám lên tiếng, dám hành động để xóa bỏ lòng hận thù của lực lượng đó?
2) Từ sau 1975, liên tục có các vụ bắt bỏ tù những người có tư tưởng chống đối, đòi dân chủ nhân quyền… Vài năm nay đa số bị bỏ tù là luật sư, trí thức, phóng viên, linh mục… nay sắp tới đây là Ls Cù Huy Hà Vũ. Đó là “Bọn phản động” mới.
Tôi quan tâm tới anh Vũ vì sau vụ tiêu cực thi cử 2006 anh mời tôi tới thăm và biết anh là con của nhà thơ Cù Huy Cận. Có ý kiến cho rằng: Nếu xét theo tình hình Việt Nam hiện nay bảo anh Vũ vi phạm cũng được mà không cũng được. Đúng sai phải đợi 15-20 năm nữa (như ý kiến Ls Trần Đình Triển).
Vậy thì tại sao người ta không dừng lại cái việc bỏ tù Cù Huy Hà Vũ và những cá nhân tương tự để rồi lịch sử 20 năm nữa sẽ phán xét lại? Liệu nhà tù có cải tạo nổi tư tưởng của họ không hay là sau khi ra tù, họ càng cứng rắn hơn trở thành “bọn phản động” đúng nghĩa, sẵn sàng đi tiên phong trong cách mạng Hoa Nhài mà họ đang cổ vũ khắp các trang mạng hiện nay?
Vừa qua tôi tình cờ đọc được tin “Người tù lâu năm nhất thế giới Trần Văn Thiêng mãn hạn tù” thì muốn hỏi ông Thiêng và những người như ông rằng ra tù rồi các ông sẽ từ bỏ tư tưởng chống đối hay là lại chống mạnh hơn?
3) Quan tham nhũng, bọn ngụy Cộng sản được người ta gọi là giặc nội xâm. Đây mới thực sự là bọn nguy hại hơn bất cứ bọn phản động nào. Chúng nằm ngay trong bộ máy chính quyền, phá từ trong phá ra, phá từ trên xuống. Chúng phá hoại kinh tế, phá hoại niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm mọt rỗng, làm thối nát chính quyền. Chính bọn chúng sẽ làm sụp đổ chính quyền vô cùng nhanh chóng.
Rất nhiều người bức xúc với các tệ nạn xã hội, tin tưởng ở lời kêu gọi chống tham nhũng từ chính quyền nên đã đấu tranh với tham nhũng, bất công. Nông dân thì đòi đất đai.
ap_20110316095942195.jpg

Ông nông dân này đã gửi trên 2345 lá đơn tới các cấp, nhưng không hề có trả lời của bất cứ cấp nào. Ông ta liệu còn niềm tin vào Đảng, vào chính quyền không? (Tư liệu do cụ Lê Hiền Đức cung cấp)
ap_20110316095951510.jpg

Một kỷ lục Guiness chưa được ghi ở VN: Hoá đơn bưu điện gửi tố cáo nối dài hàng chục mét.
Họ đơn thư khắp nơi mãi không được giải quyết. Báo chí thì đưa tin: Người chống tham nhũng đều bị trù dập. Chuyện này không lạ khi bản thân tôi cũng đã từng kiên trì nhiều năm gửi hàng chục đơn tố cáo tham nhũng tiêu cực mà không hề được bất cứ cấp nào giải quyết, trái lại còn bị một số báo cấu kết với lãnh đạo quay ra hãm hại và bảo vệ bọn tham nhũng sai phạm. Quốc hội thì báo cáo rằng hơn 90% đơn thư tố cáo của dân không được giải quyết, chất thành kho.
Tôi đến thăm cụ bà Lê Hiền Đức - người đạt giải Liêm chính quốc tế duy nhất của VN - tại 7/56 Pháo đài Láng HN, thấy hàng trăm bộ hồ sơ tố cáo tham nhũng tiêu cực chất đầy các tủ. Cụ đã 82 tuổi nhưng hàng ngày vẫn phải đi gõ cửa chính quyền yêu cầu họ giải quyết việc tố cáo cho dân. Cụ cho tôi xem nhiều hồ sơ tố cáo, trong đó có các vụ mà trách nhiệm giải quyết thuộc Sở giáo dục và UBND Hà Nội: Giống y như vụ của tôi, các tố cáo không hề được giải quyết. Việc bảo kê cho lãnh đạo sai phạm rất là công khai trắng trợn. Cụ cho biết: Chúng nó (quan chức) đều trốn cụ cả, chúng nó đá đi đá lại như đá bóng mà không giải quyết. Chúng thối nát lắm rồi.
Những công dân khác khi đọc báo chí về các vụ tiêu cực, bao che tham nhũng, bảo kê sai phạm là họ rất bức xúc. Từ đó ngày càng nhiều người mất niềm tin vào lãnh đạo, rất có thể sẽ quay sang chống đối đòi thay đổi.
Đó là ”Bọn phản động” tiềm tàng ngay trong dân ngày càng nhiều là do vậy đấy.
Nếu đọc các phản hồi từ một bài trên diễn đàn BBC chẳng hạn thì sẽ giật mình thấy phản hồi của phe lề trái áp đảo tuyệt đối, phe lề phải thì lẻ loi.
Bệnh giả dối, hình thức, tham nhũng lãng phí hoành hành khắp nơi. Hàng chục năm nay trong ngành giáo dục vẫn duy trì cái trò giả dối: học - thi nghề phổ thông. Bệnh lạm thu trong nhà trường thực chất là tham nhũng và tình trạng ép buộc học sinh học thêm ngày càng tràn lan. Thi cử thì tiếp tục gian lận. Bầu cử các cấp mãi vẫn như diễn văn nghệ. Lãnh đạo thì yếu kém mọi mặt vì thực quyền không có hay không dám dùng quyền. Vị nào cũng giống nhau ở chỗ giỏi làm ngơ, xa dân, khó gặp và rất giàu. Thế thì làm sao bảo người dân tin tưởng được vào họ? Không tìm đâu ra người nào trong hàng ngũ lãnh đạo đủ khả năng thay đổi tình hình, tiến hành cải cách. Trong khi đó người láng giềng lớn phía bắc phát triển ào ạt, nguy cơ bị họ nuốt chửng ngày càng lớn.
“Bọn phản động” cũ, “Bọn phản động” mới, “Bọn phản động” tiền tàng ngày càng nhiều là như vậy đó.
Phải làm gì để giảm bớt số lượng bọn họ? Bắt bỏ tù thì hạ sách, bắt sao hết, chỉ chứng tỏ anh bịt miệng người ta và tác dụng ngược khiến họ nhiều lên. Tốt nhất là hãy thành thực với nhân dân.
Có thực mới vực được đạo. Khi mà lời nói và việc làm của quan chức là thật lòng, là vì dân vì nước, là hòa hợp dân tộc, là kiên quyết chống tham nhũng tiêu cực, là bảo vệ cái đúng, bài trừ cái sai, là công bằng, dân chủ văn minh thực sự thì tự người dân sẽ tin tưởng ủng hộ, phản động sẽ tự tiêu. Khi mà toàn là giả dối, tham lam bán nước hại dân thì người ta sẽ chống đối ngày càng nhiều. Lúc đó “Bọn phản động” đông đảo quá mà làm cách mạng như ở Tuynidi hay Ai cập thì nguy to.
Thầy Đỗ Việt Khoa
Nguồn: Blog GoVn