Trận động đất kinh hoàng không gây ảnh hưởng gì đến tính cách hoàn hảo của nền văn hóa Nhật Bản

Một người phụ nữ bị thương kẹt cứng dưới những đồ đạc trong nhà xin lỗi vì đã gây nên phiền phức chỉ là một trong những bằng chứng về sự biểu lộ môi quan tâm đến tha nhân của đất nước này ngay cả trong một trường hợp tồi tệ nhất.

King Laura, Los Angeles Times




Những người lánh nạn trong một khu tạm trú tại thành phố Minamisoma Quận Fukushima


Tường thuật từ Tokyo - Hiroko Yamashita là người một phụ nữ cao niên và đơn chiếc, bị thương tích và đau đớn. Khi trận động đất kinh hoàng xảy ra, một giá sách nặng đổ ập lên đè ngã và làm dập mắt cá chân bà.

Cuối cùng, khi những người cứu thương đến cứu bà, dù phải chịu đau đớn nhiều giờ sau đó, Yamashita đã nói lên một điều mà bất cứ người "bình thường" nào cũng đều làm như thế - người con rể bà kể lại: Bà xin lỗi vì đã làm phiền họ và hỏi phải chăng không có ai khác cần phải cứu trước bà hay không.

Trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử của Nhật Bản để lại hàng loạt tòa nhà cháy rực ngập tràn khắp các khu làng xóm ven biển, những lòng đường đổ nát và các nhà máy điện hạt nhân có khả năng bất ổn. Nhưng tất cả hầu như không gây nên một vết trầy xước nhỏ nào trên đặc điểm hoàn hảo qua sự biểu lộ mối quan tâm của người Nhật đến tha nhân ngay cả trong một trường hợp tồi tệ nhất.

Ngôn ngữ Nhật Bản đầy ắp những nghi thức xin lỗi, thốt lên nhiều đến độ đã trở nên gần như vô nghĩa: Xin thứ lỗi cho tôi, tôi sắp gây nên một điều phiền toái của bản thân Một số câu như thế này chỉ là một sự thể có tính hình thức đơn thuần. Nhưng tại một thời điểm khủng hoảng như thế này, sự lịch thiệp ấy có thể là chất keo gắn kết đất nước lại với nhau.

Ngay cả trận động đất đến 8.9 độ địa chấn vào hôm thứ sáu đã gây sốc và bối rối, ít ai đã để nỗi lo lắng của mình gây nặng lòng đến người khác.

Trên một chuyến bay dài tới Tokyo, giữa hoàn cảnh bấp bênh của việc đến tận phút cuối cũng không biết liệu máy bay có được phép hạ cánh xuống sân bay của thủ đô hay không, một doanh nhân độ năm mươi tuổi cứ tỉ mỉ hỏi han một người ngồi chung hàng ghế về các những dự định và kế hoạch dự phòng: Ông sẽ ở đâu? Tại sao lại ở đấy ? Vâng, thưa ông khu phố cạnh đấy tốt đẹp hơn. Có ai đến đón và lo lắng cho ông không?

Chỉ đến gần phút cuối của một chuyến bay dài chín tiến đồng hồ ông mới tâm sự, gần như với một sự bối rối đi kèm là mình có một người thân bị mất tích, rằng ông sẽ cố tìm đường đi về phía bắc, khu vực có ngập lụt, sóng thần để xem số phận của người thân mình ra sao. Ông loay hoay với dây an toàn của mình cho qua thì giờ, mắt nhìn quanh lạc hồn và như thể muốn rũ bỏ mối nghi ngờ của mình để tin rằng ông sẽ tìm thấy người thân thuộc ấy còn sống.

Một số người phật ý về sự ưng chịu ngột ngạt như thế này có thể ảnh hưởng đến tập tục xã hội. Ngay cả Nhật Bản trong thời hiện đại, nói lên suy nghĩ của một ai hoặc thực hiện một đòi hỏi sống sượng có thể dẫn đến việc bị tẩy chay xa lánh. Đặc biệt, giới trẻ, đôi khi cảm thấy bị trói buộc bởi những thông lệ cứng nhắc của hạnh kiểm, có lẽ cũng bí hiểm phức tạp như một loại bi kịch Kabuki.

Nhưng ở một đất nước mà những người bị sổ mũi thường đeo khẩu trang ở chốn công cộng để tránh lây nhiễm cho người khác, dường như mọi người quyết tâm không để lộ những lo lắng của mình. Đặc biệt là đối với những người phục vụ khách hàng.

"Tôi hết sức cố gắng không để cho mọi người nhìn thấy mình sợ hãi đến thế nào", ông Masaki Tajima, một nhân viên khách sạn ở Utsunomiya, phía bắc Tokyo cho biết.

Gần các vùng bị động đất, đã có những lời bông đùa trong sự lịch sự có chủ ý. Tại một trạm xăng ở Koriyama, khoảng 130 dặm về phía bắc Tokyo, khi một số tiếp viên thông báo, một số khách hàng trở nên lo âu và kích động khi bị thiếu nhiên liệu. Kenji Sato, một tiếp viên có 12 năm kinh nghiệm đã đọc lời xin lỗi, cố gắng xoa dịu mọi người. "Xin lỗi, không còn xăng nữa, rất lấy làm tiếc" ông nhấn giọng.

Tuy nhiên, ở những nơi khác, bản năng ngăn nắp và bình tĩnh từng ăn sâu trong thói quen vẫn thể hiện ngay cả giữa những thời khắc khó khăn. Tại Tokyo và các vùng ngoại ô, trận động đất đánh sập gần hết các hệ thống vận chuyển công cộng tin cậy, hết sức đúng giờ. Tuy nhiên, sau cùng khi những chuyến tàu đã xuất hiện được trên một vài tuyến đường quan trọng, hàng người thứ tự chờ đợi vẫn trật tự như mọi ngày đi về bình thường.

Một khi đã lên được con tàu, mọi người ngồi im lặng nhìn chằm chằm vào điện thoại di động của mình trong niềm hy vọng về một tín hiệu mong manh.

"Xô đẩy chen lấn là kém văn minh và nói cho cùng, có được lợi ích gì ?" Kojo Saeseki vừa nói vừa giúp vợ mình lên một đoàn tàu đông đúc ở ngoại ô thành phố.

Ngay trong thành phố, những người lên được một xe điện ngầm gần như trống rỗng, khi được hỏi điều gì đã xảy ra với họ ngày hôm trước đều nhìn ngạc nhiên và bối rối, nhưng nếu nài nỉ quá, họ sẽ kể lại những câu chuyện của họ: bị kẹt trong thang máy nhiều giờ đồng hồ, nấp dưới một cái bàn trong một tòa nhà cao tầng khi nó đong đưa như một con tàu trên biển hoặc nhìn thấy một cửa sổ an toàn bằng kính dầy thình lình rạn vỡ, nứt như mạng nhện.

Một số vẫn đang kể lại những chuyện của mình, ngập ngừng, khi đoàn tàu ghé vào một trạm dừng nơi có một khoảng nứt nhỏ nằm lồ lộ chính giữa cửa ra và sân ga. Mọi người trên tàu vội với gọi một hành khách sắp bước xuống: Kiotsukete! - Hãy cẩn thận đấy !

http://www.latimes.com/news/nationwo...,4238012.story