Wednesday, March 9, 2011

Giáo dục công dân

Một xã hội được xây dựng nên bởi những con người sống trong xã hội đó . Người dân có dân trí cao thì xã hội đó sẽ văn minh . Người dân thiếu giáo dục thì xã hội đó sẽ tràn đầy những tệ nạn . Người dân chính là nền tảng của xã hội và quốc gia , còn chính phủ là bộ phận điều hành và định hướng cái xã hội đó qua những chính sách được ban hành .

Tại Việt Nam, chế độ độc tài của đảng đã phân định rõ ràng tầng lớp cai trị và tầng lớp bị trị . Đảng viên đảng CS là giai cấp cai trị còn người dân thường là giai cấp bị trị . Thời phong kiến quyền lực tập trung vào tay vua và các quan trong triều, người dân không được xen vào " việc nước " . Ngày nay đảng CSVN, mặc dù đã từng mạnh mẽ lên án chế độ phong kiến, nhưng nay lại thực hành y như thế : cũng quyền lực tập trung vào tay giai cấp thống trị, cũng con vua thì lại làm vua và cũng tru di tam tộc nếu dám " phạm thượng " đến đảng .

Cũng như thời phong kiến, giai cấp thống trị của đảng cai trị người dân bằng 2 chính sách chính :

1- Ngu dân .
2- Bạo lực .

Chúng ta cần vô hiệu hóa 2 vũ khí này mới có thể thành công trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ và đa nguyên đa đảng được .

Bước đầu tiên là phải vô hiệu hóa chính sách ngu dân của đảng . Vũ khí chính của những người đấu tranh ở đây là TRUYỄN THÔNG và TUYÊN TRUYỀN . Chúng ta không thể đưa thông tin suông mà còn phải tuyên truyền , nghĩa là phải đánh vào tâm lý của  người dân và đánh vào tâm lý của đảng .

Hiện nay trong nước cũng có rất nhiều những nhà trí thức, đặc biệt là những nhà giáo có lương tâm và trách nhiệm , vô cùng quan tâm đến vấn đề giáo dục công dân nói chung và giáo dục học đường nói riêng . Tiếc rằng tiếng nói của họ đơn độc lại thêm bị sự trù dập của đảng . Báo chí Việt Nam có nhắc đến 4 chữ " công dân giáo dục " và biết đây là vấn đề quan trọng, nhưng lại bị kiểm duyệt nên không thể đi vào chi tiết .

VD như bài viết dưới đây nằm trong mục " Bạn đọc viết " :

[I]Giáo dục công dân là môn học rất hay

Trước đây, môn học được gọi là Đạo đức ở thời cấp I, II, lên cấp III gọi là Giáo dục công dân. Đây là một môn học rất bổ ích và hay vào thời tôi còn học. Nghe giảng không nhàm chán, tâm lý học cũng thấy hay và tiếp thu tốt.
> Đạo Đức là 'môn phụ'

Ngày nay, khi đi học các bạn thường kêu các môn như Địa lý, Lịch sử... Giáo dục công dân... là các môn chán. Theo tôi nghĩ và thấy thì tâm lý các bạn học và nghe giảng có vào hay không một phần còn do các giáo viên giảng dạy, do cách soạn giáo trình.

Không thể nói Giáo dục công dân, Đạo đức là môn phụ được bởi vì đây là môn học đào tạo giáo dục, xây dựng nên tính cách, xây dựng nên một con người sống có tình cảm, sống để có đạo đức, có sự dạy dỗ cho nên được gọi là: Giáo dục công dân.

Môn học này hướng con người ta vào những điều tốt đẹp, đem lại sự suy nghĩ và những hành động tốt. Mong các bạn trẻ nên trân trọng và yêu quý môn học này!

( HieuMT )[/I]



Và bài viết này :

[I]Đạo Đức là 'môn phụ'

Hôm rồi đang ngồi ăn cơm có cô bé hàng xóm chạy sang chơi chờ tới giờ để đi học. Cô bé nói rằng, hôm nay lớp phải sắp ghế phục vụ cho buổi chào cờ bù lại lớp được nghỉ tiết học "đạo đức", và rất vô tư trả lời là vì đạo đức là "môn phụ" nên lớp nào sắp ghế thì được miễn học tiết đạo đức hôm đó.

Ngẫm mà đau lòng. Trong khi thời gian gần đây chúng ta chứng kiến nhiều sự việc cho thấy sự xuống cấp của đạo đức trong lối sống của thanh niên thời nay, nào là hoc sinh đánh nhau quay clip rồi tung lên mang, nào là bạo lực học đường, rồi giết người cướp của mà thủ phạm là những thanh thiếu niên còn cắp sách tới trường, cao hơn thì các quan chức tham ô, quan liêu thiếu trách nhiệm thì chúng ta nói với những học sinh chúng ta rằng đạo đức chỉ là "môn phụ".

Chúng ta không cần bàn tới giá trị đạo đức trong cuộc sống vì đó là điều không thể thiếu trong mỗi con người. Tiếc thay lại có một số nhà sư phạm lại cho rằng đạo đức chỉ là phụ, vậy cái gì là chính? Tiền, chức tước, địa vị? Và điều này lại được gán vào tâm trí của những chủ nhân tương lai của đất nước. Thử hỏi sao con người không trở nên độc ác, tha hóa.... câu trả lời để cho các nhà quản lý.

Nguyễn Phúc Hưng[/I]


[URL="[URL="http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2010/10/3ba22413/"]http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2010/10/3ba22413/[/URL]"]

Để hiểu được suy nghĩ và trình độ của người dân trong nước ta hãy đọc những lời bình cho bài viết trên , và sẽ thấy những tư tưởng như thế này :


[I]môn nhảm nhí

Cái cảm giác ngán ngẩm môn đạo đức, giáo dục công dân hay kỹ thuật nông nghiệp bay giờ vẫn còn mặc dù là mình đã tốt nghiệp đại học đã lâu. Bản thân mình thấy mấy môn đó là nhảm nhí, chỉ mất thời gian, nhồi sọ, làm cặp của học sinh thêm nặng. Việc hình thành đạo đức con người ko phụ thuộc vào môn đạo đức học ở trường. Thực ra thì mình chẳng hiểu mấy bác đang ám chỉ cái gì, sự suy giảm đạo đức của giới trẻ do coi nhẹ môn đạo đức hay do nguyên nhân nào khác???

( sam fisher )
[/I]

----------

[I]Cách dạy Đạo đức mới quan trọng

Những giờ học đạo đức vẫn còn đọng lại cảm giác nhàm chán, ngán ngẩm trong tôi cho đến giờ. Các thầy cô thường là đọc y nguyên trong sách rồi cho học thuộc lòng cả đoạn dài ít nhất cũng 2/3 trang giấy. Ai đọc thuộc thì nhiều điểm, đọc vấp thì ít điểm. Nếu đa phần các bạn ở đây đều có những giờ học Đạo đức nặng nề như tôi thì tôi nghĩ quan niệm môn này là môn phụ là đúng. Hình thành nhân cách con người là một quá trình lâu dài, không chỉ gói gòn trong 45 phút mỗi tuần ấy. Tôi nghĩ giờ học Đạo đức nên cho học sinh xem các bộ phim, nghe các câu chuyện có ý nghĩa giáo dục, đi thăm các di tích lịch sử,các hoạt động dã ngoại,... thì sẽ thiết thực hơn nhiều, và không cần phải bố trí tiết học mỗi tuần như hiện nay.

( Huong Sen )
[/I]

------------------

[I]Học Công Dân càng lúc càng làm hs chán

Mình hoàn toàn đồng ý với các bạn. Hs như tụi mìh bây h phải học rất nhiều môn học mà còn phải học thêm mấy môn Công Dân ấy nữa. Thật sự là học sinh phải học qá nhiều mà còn phải học những môn mà về sau chắc chắn mình sẽ k bao h dùng tới. Môn Công Dân đối vs hs bây h toàn là nói về luật pháp hay dân chủ....toàn những thứ k bao h dùng tới.

Nhân cách của một con người đâu chỉ hình thành qa những trang giấy. Nó là sự tích lũy lâu dài của mỗi con người. Nên mình thiết nghĩ nếu môn Công Dân mà là môn chính thì hs chỉ có chết vì chán mất thôi. H học Công Dân cô chỉ đọc chép thôi xong rồi ngủ chớ có học gì đâu. Thôi.

Mong cái bác nào đăng bài này xem xét lại. Cảm ơn nhiều!!!

( Tynah )
[/I]

-------------

Hoặc như lời comment của 1 thành viên đỉnh cao trí tuệ , sáng ngời văn hóa đảng ở ngay đây

[QUOTE=trum;176287]Mấy cái tào lao thì google ra cả đống. [/QUOTE]


Qua đó chúng ta thấy được phần nào tại sao xã hội Việt Nam đi xuống , để hiểu rằng chúng ta phải bắt đầu lại từ đâu và như thế nào .

No comments:

Post a Comment