Choáng: Phó CT Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia mua bằng tiến sỹ?
Ông Lê Xuân Nghĩa.

"Có người gửi ngân hàng tới 260 triệu USD" đó là câu nói của tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tại Hội thảo về kinh tế vĩ mô và chính sách tài chính tiền tệ năm 2011, diễn ra ngày 25/2, tại Hà Nội. Với tuyên bố này, ông đã công bố bí mật ngân hàng.


Mặc dù sau này bị hỏi vặn (sức ép từ trên?) ông cải chính lại thành 260 nghìn USD, nhưng tuyên bố trên của ông làm nhiều người suy nghĩ về trình độ học vấn của ông. Một tiến sỹ kinh tế mà không phân biệt được 260 nghìn khác với 260 triệu USD thì thất vọng với lãnh đạo của Việt Nam quá!

Bằng tiến sỹ ông cũng đi mua? Hoặc ông biết rất rõ ông nói gì!

Ông đã "đá đểu" sếp là Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thuý có trong tài khoản bằng số tiền do "vơ vét" được thời còn làm thống đốc ngân hàng và những vụ in tiền polymer...?

Dù sao thì tuyên bố của ông:
"Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia đã kiểm tra tất cả các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của dân cư, có người gửi ngân hàng tới 260 triệu USD. Điều này cho thấy chúng ta không thiếu ngoại tệ nhưng dân chúng không đủ lòng tin để bán USD cho ngân hàng"cũng là vô giá trị và lời kêu gọi của ông là "giả dối".



Sau đây là nguyên văn bài viết

Có người gửi ngân hàng tới 260 triệu USD

(VEF.VN) - "Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia đã kiểm tra tất cả các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của dân cư, có người gửi ngân hàng tới 260 triệu USD. Điều này cho thấy chúng ta không thiếu ngoại tệ nhưng dân chúng không đủ lòng tin để bán USD cho ngân hàng".

Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, đã nói ra thông tin này tại Hội thảo về kinh tế vĩ mô và chính sách tài chính tiền tệ năm 2011, diễn ra ngày 25/2, tại Hà Nội.

Báo động tình trạng đô la hóa

Ông Nghĩa nhận xét, tình trạng đô la hóa đang ngày càng lớn. Ủy ban Giám sát Tài chính đang đệ trình Chính phủ một đề án chiến lược chống đô la hóa.

Theo ông Nghĩa, hiện không có quốc gia nào để tình trạng đô la hóa như Việt Nam. Theo định nghĩa của IMF là chừng nào ngân hàng đồng ý nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và cho vay bằng ngoại tệ thì có nghĩa là bị đô la hóa. Ngoại tệ trên thị trường tự do lũng đoạn được là vì nó có thể gửi ở ngân hàng trong tình hình bình thường. Khi cần đầu cơ thì nó được rút ra khỏi ngân hàng, khi không cần đầu cơ thì nó gửi ngân hàng một cách chắc chắn. Lực lượng tín dụng này ngày càng lớn, tới hàng chục tỷ USD và thậm chí quay trở lại thao túng thị trường.

Ông Nghĩa cho rằng, năm ngoái mặc dù cung tiền khá là mạnh nhưng dồn vào khu vực công, công trình trọng điểm rất nhiều. Một phần trong đó có thể dùng cho việc đảo nợ từ gói kích thích kinh tế. Năm nay chắc sẽ giảm và chúng ta có cơ hội giảm lãi suất.

Chúng ta có thể hình dung thị trường chứng khoán đến lúc đó mới có thể phục hồi, lãi suất mà không giảm thì thị trường chứng khoán sẽ khó phục hồi.


Sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc?

Theo ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, để gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, NHNN cần linh hoạt cho phép các ngân hàng nhỏ, thế chấp bằng chính vốn điều lệ, vốn tự có để vay vốn.

Hiện mỗi ngân hàng có khoảng vài nghìn tỷ đồng tiền vốn nên việc cho các ngân hàng này vay vài chục tỷ đồng trong một tuần, 10 ngày hay 1 tháng là làm được. Đến hạn ngân hàng không trả được thì số tiền nợ đó chuyển thành phần vốn đầu tư cổ phần của nhà nước vào ngân hàng đó. Như vậy tình hình sẽ ổn ngay.

"Chúng tôi đã đề nghị tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 3% lên 10%. Tất cả các ngân hàng phải gửi vào ngân hàng nhà nước 10% số tiền huy động được. Cùng đó bỏ quy định ngân hàng huy động chỉ cho vay 80% số tiền huy động được.

Quy định này sẽ biến các ngân hàng thành hồ tích trữ nhỏ và có thể dùng số vốn đó để hỗ trợ cho những anh thiếu thanh khoản, không để ngân hàng lớn ăn trên lưng ngân hàng nhỏ", ông Thúy nói.

Ông Nghĩa cho rằng trong bối cảnh lãi suất cao, nguồn vốn thu hẹp, các doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm sản lượng ở mức hòa vốn hoặc là có lãi ít để duy trì lao động, duy trì khấu hao, chi phí vật tư thiết bị. Lấy điểm hòa vốn làm trọng tâm để điều chỉnh. Mục tiêu là làm thế nào sống sót trong ngắn hạn và phát triển trong dài hạn.


Làm thế nào để chống tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế? Liệu có nên tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay vì quy định ngân hàng được cho vay 80% vốn huy động? Điều này có giúp nguồn tiền sẽ chảy về Ngân hàng Trung ương, giúp điều hòa nền kinh tế tốt hơn mà không làm tăng chi phí vốn của các nhà băng?