Chúng tôi đến nơi, thì xe tang đã dừng lại, gia đình đã chuẩn bị đưa người xấu số vào nghĩa trang bên đường. Những chiếc xe biển xanh, biển trắng nói trên đã đỗ lại bên đường.

Chúng tôi xuống xe để vào dự đám, một người trong chúng tôi gặp thanh niên lái chiếc xe biển xanh 33A-4789 đã chặn đầu chúng tôi và lượn chữ chi giữa đường bảo: “Này cháu, xe đi đám tang, tại sao lại lượn chặn xe chúng tôi như thế? Như vậy là vi phạm luật vừa nguy hiểm. Nhỡ xảy ra va quệt thì sao”. Người thanh niên này lúng túng và nói càn: “Cứ đi thế đấy, làm gì nhau, đâm được thì cứ đâm”.

Tôi thấy tên thanh niên này thật mất dạy, có phải nó ỷ vào nó là lái xe cho công an nên dám ngang nhiên thách thức và cậy thế như vậy không? Tôi hỏi: “Ai dạy cậu lái xe vi phạm luật lệ trắng trợn như thế? Cậu học lái xe ở đâu?” và đưa máy ảnh lên định ghi lại bằng chứng cụ thể.



Người thanh niên không đội mũ lái chiếc xe đánh võng trên đường


Bất thình lình, một khuôn mặt rỗ đeo kính thò tay giật máy ảnh của tôi và nói: “Ai cho anh chụp ảnh cá nhân nó mà không xin phép?”. Tôi thoáng nghĩ vậy khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại khách sạn, báo chí đưa tin và chưng ảnh ông ấy lên mặt báo, lại còn ghi: Ảnh do cơ quan công an cung cấp, chắc cơ quan công an này khi chụp ảnh đã xin phép ông Cù Huy Hà Vũ chăng? Thì ra luật của ta là thế?

Khi anh ta giật máy ảnh, một nữ giáo dân đứng bên cạnh tôi ngay lập tức đã giằng tay anh ta lại, anh ta nhảy sang bên đường tàu nhìn lại.

Tôi hỏi: “Anh là ai”? Người này trả lời: “Tôi là anh của bọn nó”. Tôi nói: “Đây là người lái xe đã vi phạm pháp luật, chạy trên đường cố tình đánh võng chữ chi chặn xe chúng tôi rất dài suýt gây tai nạn, tôi ghi lại để làm bằng chứng. Anh là công an, anh ngồi trên xe đó mà để anh ta vi phạm như thế có được không?”

Thật bất ngờ, anh ta nhơn nhơn bảo rằng: “Được, được đấy anh làm được gì?”.

Tất cả mọi người đứng đó từ giáo dân đến những người bà con đưa tang cũng như người qua đường đều chưng hửng trước câu trả lời mà không ai có thể ngờ từ miệng một người công an như thế. Đến nước này thì Chí Phèo cũng phải gọi bằng cụ.

Anh ta bỏ đi, còn quay lại dằn thêm một câu: “Tôi nói với anh Vinh nhé, tôi chẳng lạ gì anh đâu”. Tôi cũng trả lời: “Thì tôi cũng có lạ gì anh đâu, dù anh mặc như thế tôi vẫn biết là công an, nhưng công an càng phải chấp hành luật pháp nghiêm túc”. Rồi chúng tôi đi vào đám tang.

Ra khỏi đám tang, chúng tôi được nghe một người kể lại rằng tay lái xe và một số công an đứng đó kể với nhau câu chuyện vừa qua và gọi anh kia là Hải và toan tính những trò gây tai nạn khác.



đã giật chiếc máy ảnh tự xưng là đàn anh của người lái xe

những hành vi vi phạm pháp luật như thế này, thói lộng hành, cậy quyền cậy chức để chà đạp lên pháp luật và coi rẻ sinh mạng con người còn tiếp tục được nuôi dưỡng, thì chắc sẽ còn nhiều trường hợp như ông Trịnh Xuân Tùng đã gặp phải.

Chúng tôi ra về, cứ nghĩ mãi về đám tang này.

Người chết đã chết, đã yên dưới ba tấc đất. Nhưng cái chết này hình như không để lại cho những người thừa hành công vụ mà chúng tôi đã gặp ở đây một chút suy nghĩ, một sự lay động lương tâm nào từ cái chết oan nghiệt đó.

Họ có còn lương tâm để dằn vặt nữa hay không?

Hà Nội, ngày 24/3/2011.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

http://jbnguyenhuuvinh.wordpress.com/2011/03/25/dam-tang-ong-tr%E1%BB%8Bnh-xuan-tung-ti%E1%BA%BFng-keu-xe-long-va-chuy%E1%BB%87n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C6%B0a-dam/#more-1552