Một là: sự sụp đổ hoàn toàn trong lý luận của Triết học Marx về kinh tế chính trị.




Marx đã chỉ thấy vai trò của người lao động là làm ra thặng dư dương mà không thấy được vai trò của nhà tư bản là đảm bảo cho nền kinh tế thoát khỏi giá trị thặng dư âm tương đối và tuyệt đối. Với ý nghĩa đó chính nhà tư bản đã thay mặt toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu trách nhiệm khi sản xuất ở khu vực phá hoại tư liệu sản xuất. Lý do mà đã làm đổ vỡ có tính hệ thống tại các mô hình sản xuất XHCN Liên Xô và Đông Âu trước đây, nhưng những đảng Cộng sản vẫn không chịu thừa nhận.




Từ những sai lầm về tư duy đó Marx đã đi đến khẳng định đấu tranh của loại người là đấu tranh giai cấp, và xác định Lực lượng Tư bản là giai cấp cai trị.


Marx đã cố tình muốn xã hội loại bỏ Lực lượng Tư bản.


Nhưng thực tiễn Việt Nam và thế giới đã cho thấy lực lượng những nhà tư bản và sở hữu tư nhân là tự nhiên, lực lượng này được tách ra và đi lên từ lực lượng sản xuất.


Vậy đến đây có thể khẳng định lịch sử đấu tranh của loài người không như Marx nhận đinh. Mà đó là lịch sử đấu tranh của lực lượng sản xuất đối với hệ thống cai trị nó, kìm hãm nó.


Và cơ sở cho một nhà nước pháp quyền chỉ có thể có được khi nó tự phát xuất từ lực lượng sản xuất, thúc đẩy được lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển và tiếp tục phân ly.


Và đến đây chúng ta lại khẳng định Nhà nước Pháp quyền là tương lai của xã hội loài người. Chứ không phải xuống mồ như Marx đã khẳng định!








Hai là: Việt Nam không có cơ sở cho một nhà nước pháp quyền, mà đã chở thành nhà nước cai trị




Tính mâu thuẫn của Nhà nước pháp quyền CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM:


Đảng CS không do người dân trực tiêp bầu ra, nhưng quay lại bổ nhiệm và chỉ đạo các cơ quan dân cử.


Quản lý các cơ quan nhà nước, người đầu ngành luân là đảng viên. Hay nói cách khác, Đảng CS đã quản lý mọi mặt của các cơ quan. Các đảng viên cấu kết bè phái, liên minh chặt với nhau về quyền lợi. Việc thực thi công lý đúng luật định là rất khó khăn. Ngươi dân đi tìm công lý khi bị các “quan tham” chiếm đoạt là không có cơ sở(khi mà người xét sử và người bị xét sử cùng trong một nhóm lợi ích).


Luật pháp có thể được ra bởi Quốc hội Việt Nam, cũng có thể đươc đưa ra bởi nhóm thân hữu Thủ tướng chính phủ(văn bản dưới luật, tương đương luật), người đang nắm quyền điều hành, chi phối các yếu tố của nền kinh tế thị trường thông qua kinh tế nhà nước. Cũng giống như việc vừa đá bóng vừa thổi còi.


Hiến pháp Việt Nam luôn coi sự lãnh đạo tuyệt đối, không thể bị loại bỏ của Đảng CS thông qua các điều luật.



Ba là: sự thất bại toàn diện của kinh tế nhà nước:



Thủ tướng có quyền thành lập thực thể kinh tế nhưng lại không chịu trách nhiệm về kết quả của thực thể kinh tế đó.




Chính quyền luôn thu vén lợi ích của nhóm quản lý và tiến đến nhà nước cai trị thông quan các doanh nghiệp nhà nước.




Quá mất niềm tin vào nền kinh tế mà chính phủ dùng thủ đoạn tinh vi để lọc lấy những lợi ích cốt lõi của nền kinh tế bằng cách thông qua việc bơm vốn(từ thuế, ngân sách) vào các doanh nghiệp nhà nước(điển hình: vinashin). Vì nó đã tạo ra tham nhũng, lạm phát, giá cả leo thang, nợ quốc gia, các doanh nghiệp được bơm vốn nhà nước để cạnh tranh không công bằng với doanh nghiệp tư nhân phải vật lộn với chính đồng vốn ít ỏi của mình tự kiếm được.




Tiền từ khu vực tham nhũng sẽ bị phân tán, không tạo thành tư bản để tái sản xuất, chỉ để các quan chức tiêu sài, thúc đẩy các dịch vụ thông thường phát triển, tạo ra tệ nạn xã hội nhiều hơn. Nền kinh tế từ đó thiếu mất tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Sự bất công trong chính nội bộ doanh nghiệp nhà nước. Giá trị lao động của người này, nhưng lại bị người kia cướp mất.




Làm leo thang giá cả, và tham nhũng. Hậu quả người dân lao động gánh chịu. Gia tăng khoảng cách giầu nghèo từ chính nhóm thân hữu với Chính phủ.




Chính phủ lại luôn dùng ngân sách để theo đuổi các dự án thiếu tính khả thi từ tiền của người dân nhưng người dân lại không được phép can thiệp vào quá trình này của Chính phủ(Bô xít Tây Nguyên..)




Bốn là: Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay đã không thể đại diện cho bất cứ thành phần nào của nhân dân Việt nam ngoại trừ tập thể Đảng viên.



Đối với nhà tư bản kinh tế nhà nước do chính phủ nắm giữ luôn gây ra bất lợi đối với tư doanh thông qua vốn đầu tư. Nhà nước luôn có năng xuất lao động thấp nhưng lại luôn giữ độc quyền kinh doanh, đã tạo ra giá cả đắt đỏ, lạm phát ở những ngành nghề có tính phổ quát.


Việc lạm phát là do sự điều trỉnh trực tiếp từ Chính phủ. Nhưng những gánh nặng này lại ngay lập tức đè lên vai người lao động. Làm giá trị lao động của công nhân và nông dân luôn bị tụt thấp theo mức lạm phát. Cuộc sống của người lao động trở nên bần cùng hóa. Các con số phát triển tăng trưởng đã không còn ý nghĩa gì nữa đối với người lao động.


Việc đàn áp bất đồng đã tạo ra không khí ảm đạm trong giới trí thức. Làm ngăn chặn các nguồn lực tư duy nói chung và tư duy có thể áp dụng vào thực tế lực lượng sản xuất nói riêng.




Với những lý do này, toàn dân Việt nam, không phân biệt thành phần, sắc dân hãy xuống đường biểu tình, nhằm hướng đến một nhà nước Nghị viện Pháp quyền trong tương lai.


tanmarxist.wordpress.com