Tháng Tư 4, 2011 by truongthondlb1
Lịch sử, Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam nhất định phá án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ !
Kính gửi Dân Làm Báo,
Tôi, Cù Thị Xuân Bích, được sự ủy quyền của anh trai tôi là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về “Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo điểm c, khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, tôi gửi tới Quý vị Lời tuyên bố của anh trai tôi sau đây về vụ án, để đảm bảo quyền bình đẳng của anh tôi với các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam trong việc bày tỏ quan điểm về vụ án. Tôi chân thành cảm ơn.
Cù Thị Xuân Bích
http://danlambao1.wordpress.com/2011...9Bc-phien-toa/
GanhHangHoa
Monday, April 4, 2011
Tuyên bố của Cù Huy Hà Vũ trước phiên tòa
Tường thuật trực tiếp phiên xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ
04-04-2011 05:40
Hiện người dân đang bị công an, dân phòng đuổi ra xa khỏi nơi tập trung. Tuy nhiên con số người dân kéo đến càng lúc càng đông. Một số bạn nhắn với mọi người ở HN hãy gọi tin nhắn cùng với bạn bè đến tham dự. Phiên toà chính trị đã thất bại vì không có luật sư nhưng vẫn ra được án: 7 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Vào hồi 11h-11h30, sau khi nghe đọc cáo trạng, trước khi bắt đầu vào phần tranh tụng,cả 4 luật sư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố ngưng tham gia, do những yêu cầu của họ liên quan tới điều 214 Bộ luật Tố tụng Hình sự, yêu cầu Tòa cung cấp cho ông Vũ và các LS tất cả 10 tài liệu liên quan tới cáo trạng nhằm buộc tội ông Vũ, để các LS thẩm vấn ông, nhưng đã không được Tòa chấp nhận.
Tòa đã rơi vào một cái “bẫy” rất tự nhiên Hoặc sẽ góp phần tuyên truyền về phiên tòa theo cách mà (thượng cấp) họ không mong muốn, hoặc sẽ thêm ê chề trước công luận nếu như phải vi phạm luật tố tụng và trở thành một phiên tòa chính trị không có luật sư.
Tòa vẫn tiếp tục xử và đã tuyên án ngay:
7 năm tù giam, 3 năm quản chế
Đúng như Viện Kiểm sát yêu cầu. Trước đó, ông Vũ đã không (được?) nói gì.
Kết thúc một phiên tòa đạt được nhiều kỷ lục Việt Nam: độ quan tâm, độ “bí mật”, độ đảm bảo an ninh, v.v.. và tốc độ.
Điều 214.Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức
Nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét, báo cáo tại phiên tòa.
Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.
Theo dư luận, đây mới là tội chính của bị cáo- Dám đưa đơn kiện Thủ Tướng
Ai trong số bạn bè này sẽ mang cơm vào tù cho TS Cù Huy Hà Vũ?
Tuyên bố của Cù Huy Hà Vũ trước phiên tòa
Tôi, Cù Thị Xuân Bích, được sự ủy quyền của anh trai tôi là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về “Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo điểm c, khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, tôi gửi tới Quý vị Lời tuyên bố của anh trai tôi sau đây về vụ án, để đảm bảo quyền bình đẳng của anh tôi với các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam trong việc bày tỏ quan điểm về vụ án. Tôi chân thành cảm ơn. Cù Thị Xuân Bích
>>> Bấm vào đây đọc tuyên bố này
1:30 PM –Khá đông sinh viên các trường đại học ở Hà Nội tự động nghỉ học đến dự phiên tòa. Một số người trong số họ bị chỉ mặt cảnh cáo: “sẽ báo về trường cho bị cấm thi, nếu còn tiếp tục ở lại đây !” Nhưng hầu hết sinh viên không sợ lời đe dọa đó, nên vẫn ở lại. Một vài người còn lớn tiếng thách thức công an về việc đó, nên bị bắt ném lên các xe ôm gần đó chở đi đâu không biết.
Dân chúng đến càng ngày càng đông, do bán kính giải tỏa ngày càng rộng, nên làm cho áp lực dân chúng tiếp tục tăng lên, gây hoang mang cho lực lượng công an và các loại bảo vệ. Dân chúng bức xúc, chất vấn lý do tại sao một phiên tòa công khai mà lại cấm dân chúng đến dự? Nhiều người đã văng tục và thách thức việc làm không đúng của công an.
Cảnh sát chìm bắt đầu dùng mánh giả dạng thường dân, gây gổ với người đến tham dự để có cớ đến bắt đi. Một số các sinh viên thanh niên công giáo bị CA bắt đi sáng sớm nay là các anh Đức, Dương, Khởi, Kim, Bảo, cùng một số bạn khác chưa rõ họ tên.
12:10 PM – Tòa án đang tạm nghỉ và sẽ tiếp tục vào lúc 1:30 trưa. Bên ngoài, người dân vẫn tiếp tục kéo đến, một số khác tìm chỗ tạm nghỉ trưa. Đa số những người bị bắt đưa về CA Quận Hoàn Kiếm, hiện CA vẫn giam giữ trái phép những người này.
Cả tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng được các Bloger cung cấp về tình hình bên ngoài phiên tòa xử. Nhân viên tòa đại sứ cũng đã vào trang blog để theo dõi thông tin. Họ đã được thông báo về việc bắt giam Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn, blogger Paulus Lê Sơn, blogger Cánh Chim Không Mỏi, anh Nguyễn Văn Tâm, chị Minh Hằng.
Tương tự, các tòa đại sứ Na Uy, Đan Mạch, Anh và Hoa Kỳ cũng được thông báo về tình trạng bắt giữ người dân vô tội trước phiên tòa dù là một phiên xử công khai và quần chúng được quyền tham dự.
11:40 AM –Trong số những người bị bắt có Blogger Cánh Chim Không Mỏi. Dù đang mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng người bạn này vẫn cố gắng đến phiên tòa để ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ, được biết sức khỏe bạn Cánh Chim Không Mỏi đang rất yếu, không rõ đang bị công an giam giữ ở đâu.
10:40 AM –Con số người dân đến ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ đã lên đến hàng ngàn người. CA cũng đã được huy động đông như kiến, gần như toàn bộ lực lượng CA để ngăn chận người dân. CA cơ động đã đến dẹp dân và đẩy lùi ra xa khỏi tòa án. Thêm nhiều Barrel được thiết lập và đặt biển cấm vào. Toàn bộ 500m chung quanh khu vực tòa án hoàn toàn bị cô lập. CA cũng đã ra lệnh bệnh viện đối diện với tòa án đóng tất cả những mặt cửa mà có hướng đối diện với Tòa Án. CA cũng cấm không cho người dân vào lấy xe ở bãi giữ xe gần đó.
Một nhân chứng nói: "Giao thông trên phố Hai Bà Trưng (8g30-9g sáng) bị ách tắc nghiêm trọng." Công an chặn bên ngoài.
Công an được điều động gây hấn với với nhân dân, một số bạn đọc cho biết có nhiều sinh viên, thanh niên bị CA bắt lôi lên xe bus, đóng cửa lại và chở đi nơi khác.
Chị Minh Hằng, một người bạn của chúng ta cũng bị công an lôi lên xe bus, khóa cửa chở đi, chị đã phản kháng bằng cách trèo qua cửa xe bus đang chạy và nhảy xuống, và được các giáo dân kéo đến bảo vệ.
Các phóng viên dân báo đang nỗ lực tác nghiệp trong khó khăn. Hiện giờ bất cứ ai đưa máy chụp hình hay điện thoại lên chụp là cả đám CA cơ động nhào đến giựt. Trong thời gian sớm nhất sẽ có thêm hình ảnh và video cập nhật phiên tòa.
10:00 AM – Tin tức mới nhất cho biết, một số thanh niên đã bị bắt về CA phường Hàng Bông. Chung quang tòa án vẫn bị cô lập, chỉ có công an, trong sân tòa không một bóng người. Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và chị Cù Thị Xuân Bích đã vào trong tham dự phiên tòa xử.
Hiện người dân đang bị công an, dân phòng đuổi ra xa khỏi nơi tập trung. Tuy nhiên con số người dân kéo đến càng lúc càng đông. Một số bạn nhắn với mọi người ở HN hãy gọi tin nhắn cùng với bạn bè đến tham dự.
9:40 AM – CA đã bắt đi khoảng 30 người. Trong đó có anh Nguyễn Văn Tâm trưởng nhóm cựu Sinh viên Công giáo Vinh tại Hà Nội và các bạn đi cùng với anh đến tham dự phiên tòa. Một vài người dân đến bệnh viện ung thư gần đó cũng bị CA bắt đi luôn.
9:34 AM –Số lượng người đến càng lúc càng đông, hiện có khoảng gần 300 người dân tập trung chung quanh khu vực xử án.
9:20 AM –Bên cạnh với Ls Lê Quốc Quân, CA đã bắt giữ nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn. Cả hai người đã bị CA lôi lên xe và đưa đi đâu không rõ. Nhiều người nước ngoài, không rõ là giới ngoại giao hay nhà báo cũng đã đến và đứng chung với nhân dân.
9:00 AM –Công an đủ màu sắc đóng chốt chung quanh khu vực bán kính 500m gần phiên tòa dựng hàng rào, biển cấm, không cho ai lại gần. Tuy nhiên người dân kéo đến đã đông hơn, hiện tại có một nhóm khoảng hơn 150 dân, cùng nhiều vòng hoa đã tập trung ở phố Quán Sứ và gần tại tòa nhà Hanoi Tower, nhiều nhóm nhỏ đã bắt đầu tụ tập.
Luật sư Lê Quốc Quân bị CA bắt đem đi.
Theo blogger Người Buôn Gió: Sáng nay tại trước cổng tòa án Hà Nội, nhiều dân tụ tập rất đông để xem phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ. Bản thân blogger này cũng bị cảnh báo nếu không rút lui sẽ 'bị bắt'. Giới chức khuyến cáo đám đông bên ngoài giải tán về nhà.
Luật sư Lê Quốc Quân đến cùng bà con đã bị công an bắt đem đi và cùng một người nữa hình như tên là Tặng. Hiện nay đã có thêm một số người bị bắt đó là chị Minh Hằng.
Hiện tại, lúc 8h30 sáng, đã có khoảng gần 100 người dân. Nhiều chốt chặn đã được mọc lên từ đêm hôm trước, nhưng việc đi lại vẫn diễn ra bình thường. Một số người đã bị CA đến yêu cầu bà con quay về nhà, nhưng họ vẫn tiếp tục đi dạo phố. 1 nhóm sinh viên bị chặn không cho đi tiếp, nhưng vẫn đi vòng dạo phố.
CA Hà Nội đang bám sát, cô lập một số người năng động tìm cách không cho họ rời khỏi nhà. Các giáo dân Thái Hà cũng đã đến ủng hộ tinh thần. Nhiều vòng hoa ủng hộ TS Vũ đã được bà con mang đến.
Bloger Nguyễn Xuân Diện cho biết, từ lúc 70h30, lực lượng an ninh đã được bố trí ở khu vực quanh số 43 Hai Bà Trưng, là trụ sở của Tòa án. Tại ngã tư Quán Sứ - Hai Bà Trưng đã thấy có những sợi dây thừng loại lớn và các chắn đường bằng sắt được để sẵn.
Gần đối diện với Tòa án, xế sang phía Thư viện Quốc gia đã có 1 xe cứu hộ giao thông và 1 xe cứu hỏa đứng chờ sẵn. Hè đường phía đối diện Tòa án đã được dựng barie ngăn không cho người qua lại.
Trên đường Triệu Quốc Đạt - gần như đâm thẳng vuông góc với cửa phụ của Tòa án, cũng bị chặn barie từ phía xa - khoảng 50 m, ngăn không cho những người quan tâm đến vụ án đến gần tòa án. Trên phố, có rất nhiều công an các loại (quân phục, thường phục) tay cầm máy bộ đàm để liên lạc. 8h30 phút, đường Hai Bà Trưng bị chặn hoàn tòan đoạn từ HaNoi Tower đến cắt phố Quang Trung.
Hãng thông tấn AFP đã đăng tải hình CA bắt người
Biểu tình tại tòa Tổng lãnh sự quán VN tại San Francisco
Hiện tại đang có một cuộc biểu tình ngay tại tòa Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại số 1700 đường California Ave, San Francisco vào lúc 2:21 sáng giờ Việt Nam, ngày 4/4/2011, để đồng hành cùng cuộc xuống đường sắp tới, trước 5 tiếng phiên tòa xử án TS Cù Huy Hà Vũ.
Cũng xin nhắc lại, người gốc Việt đã tập trung biểu tình hàng ngày tại nơi đây bắt đầu từ ngày 27/2/2011. Nên nhớ, vào ngày thường lúc nào cũng chỉ 3,5 người biểu tình thường trực để giữ ngọn đấu tranh Tunisia, Ai Cập, Libya…, còn riêng cuối tuần, rất đông người tham dự, có thể lên đến vài trăm như hôm nay.
Theo ước lượng của thành viên ban tổ chức biểu tình, luật sư Ngô Văn Tiệp, thuộc Liên Đoàn Cử Tri Vùng Bắc Cali và bác sĩ Hồ Vũ, đoàn biểu tình có thể lên đến trên 300 người là lúc cao đỉnh nhất, còn trung bình thì khoảng trên 100 người tham dự.
Thanh Thảo tổng hợp
http://www4.vietinfo.eu/tin-viet-nam...huy-ha-vu.html
Dư luận trước giờ xử án TS Cù Huy Hà Vũ
Ông Cù Huy Hà Vũ có thể bị kết án tới 12 năm.
Ngày 4 tháng Tư, nếu không có thay đổi hoặc trì hoãn gì thêm ở phút cuối, phiên tòa sơ thẩm xét xử Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ với tội danh cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam" theo điều 88 Bộ luật hình sự, sẽ được tiến hành ở Tòa án Nhân dân TP Hà Nội .
Hai ngày trước phiên xử nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng vốn bị cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố và ra lệnh tạm giam 4 tháng từ ngày 15 tháng 11 năm ngoái, tờ New York Times dẫn lời của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhận định vụ xử của ông Vũ "có thể tiến triển thành một trong những vụ án quan trọng nhất liên quan tới một nhà bất đồng chính kiến trong lịch sử đương đại của nước CHXHCN Việt Nam."
Bài báo từ Bangkok của tờ The New York Times hôm 2 tháng Tư cho rằng vụ bắt giữ của luật gia từng được đào tạo tại Pháp đã nhận được sự quan tâm của nhiều công chúng:
"Vụ án đã phổ biến trên mạng Internet, thu hút sự ủng hộ với ông Vũ của nhiều bloggers quan tâm chính trị, từ giới học giả, các nhà báo, cho tới nhiều Đảng viên cộng sản và quần chúng nói chung," bài báo cho hay.
Tờ The New York Times cũng đưa tin nhiều nhà thờ công giáo trong nước đã tổ chức các cuộc thắp nến cầu nguyện cho vị luật gia sinh năm 1957.
"Nhiều nhà thờ công giáo La Mã đã gửi hoa tới phu nhân của ông Vũ để bày tỏ sự cảm tạ vì những gì mà ông Vũ đã làm để bảo vệ các giáo dân," tờ báo tường thuật.
"Các bloggers trên mạng cũng kêu gọi quần chúng tập trung trước tòa án, thậm chí một bản đồ của khu vực đã được cung cấp," vẫn theo bài báo.
"Thiếu chỗ ngồi"
Nhân dịp này tờ báo Mỹ khẳng định vụ bắt giữ luật gia, họa sỹ, thạc sỹ văn chương Cù Huy Hà Vũ "có thể là một phần của động thái thắt chặt các kiểm soát trong suốt năm 2010 tới nay đối với tự do ngôn luận và thể hiện chính kiến" mà theo The New York Times bao gồm việc đe dọa, bắt bớ các nhà văn, tác giả, các nhà hoạt động chính trị, các luật sư và giới bloggers.
Tờ báo cũng trích thuật lời của ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton hồi tháng Mười năm ngoái khi bà viếng thăm Hà Nội: "Hoa Kỳ quan ngại về việc bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các vụ trấn áp các nhóm tôn giáo, việc phong tỏa kiểm soát tự do Internet, bao gồm các bloggers."
Nếu bị kết án, ông Vũ có thể bị tù giam tới 12 năm
Hãng tin Đức DPA
Trước đó hôm 31 tháng Ba, hãng tin của Đức, DPA, phản ứng về việc Chính quyền hạn chế sự có mặt và đưa tin của báo chí và truyền thông tại phiên tòa hôm thứ Hai tới.
"Chỉ hai nhà báo phương Tây được phép tham dự phiên tòa xét xử một nhà hoạt động luật pháp nổi tiếng."
Hãng tin này nhấn mạnh và dẫn lời giải thích của một quan chức chính quyền đề nghị được ẩn danh, nói rằng đây là do nguyên nhân "thiếu chỗ ngồi."
Một điều khác mà hãng tin Đức băn khoăn và đặt câu hỏi là "Không có phiên dịch được phép trợ giúp ngôn ngữ cho các nhà báo trong phiên xử," và hãng tin này cũng dự đoán "nếu bị kết án, ông Vũ có thể bị tù giam tới 12 năm."
"Không sai"
Hôm Chủ Nhật, 3 tháng Tư, từ Hà Nội, nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC Việt ngữ rằng việc chỉ trích Thủ tướng và kể cả ý định lật đổ chế độ của ông Vũ, nếu có, là không có gì sai.
'"Việc người dân chỉ trích thủ tướng hay các vị lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Việt Nam là chưa có tiền lệ".
"Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là người tiên phong đòi lại quyền công dân chính đáng của mình, tức là người dân có quyền phê phán chính phủ, và có quyền lật đổ chính phủ", Tiến sỹ Thanh Giang nói.
"Lãnh tụ tối cao của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh từng nói rằng nếu có độc lập mà không có tự do, dân không được hạnh phúc thì cái độc lập đó cũng chẳng có ý nghĩa gì"
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là người tiên phong đòi lại quyền công dân chính đáng của mình, tức là người dân có quyền phê phán chính phủ, và có quyền lật đổ chính phủ
TS Nguyễn Thanh Giang
"Chính phủ mà không làm trọn nhiệm vụ của mình, và không thỏa mãn yêu cầu của người dân thì người dân có quyền lật đổ chính phủ đó".
"Cái đó không phải là của phương Tây hay nơi xa lạ mà là từ ý nguyện của lãnh tụ cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam".
"Không vi phạm"
Trước đó, hôm 1 tháng Tư, trả lời phỏng vấn của truyền thông nước ngoài, hai luật gia Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Bắc Truyền đều khẳng định tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ "không vi phạm pháp luật" trong mọi hành vi của ông, trái với các cáo buộc của cơ quan điều tra vốn bắt giữ ông Vũ từ năm ngoái.
"Những bài viết của ông Hà Vũ được đăng trên Internet hay qua các bài trả lời phỏng vấn các Đài phát thanh quốc tế, thì tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chiếu theo Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam," ông Nguyễn Bắc Truyền, cựu tù nhân lương tâm nói với đài RFA.
Ông Cù Huy Hà Vũ chỉ phản ánh sự thật, khách quan, những gì đã và đang diễn ra mà thôi. Do vậy một người dân như thế là một người dân yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước. Chứ không thể nói một người dân làm như thế là phạm tội được
LS Nguyễn Văn Đài nói với truyền thông quốc tế
"Về những việc như kiện ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh về sự lạm quyền thì ông Cù Huy Hà Vũ đã thực hiện Điều 74 của Hiến pháp, như vậy ông đâu có làm gì vượt quá những điều mà pháp luật cho phép," cử nhân luật này nói.
Trong khi đó, theo một nhà hoạt động vì dân chủ khác, luật sư Nguyễn Văn Đài, người mới được phóng thích gần đây sau khi mãn hạn tù vì cùng cáo buộc "vi phạm điều 88," thì ông Vũ chỉ phản ánh sự thật:
"Tôi đã đọc tất cả bản cáo trạng mà Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đã dùng để truy tố ông Cù Huy Hà Vũ. Họ đã trích những câu mà họ cho rằng đó là chống phá nhà nước, tôi đối chiếu với tất cả những thực tiễn đã và đang xảy ra tại Việt Nam thì (lời của ông Hà Vũ) hoàn toàn đúng với thực tế," luật sư Đài nói với đài RFA.
"Ông Cù Huy Hà Vũ chỉ phản ánh sự thật, khách quan, những gì đã và đang diễn ra mà thôi. Do vậy một người dân như thế là một người dân yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước. Chứ không thể nói một người dân làm như thế là phạm tội được," từ trong nước ông Đài khẳng định.
Chỉ đạo
Mới đây, một văn bản mà đài BBC có được qua một nguồn tin chưa kiểm chứng, cho thấy dường như đã có sự chỉ thị sát sao từ chính quyền trung ương liên quan tới vụ xử luật gia Cù Huy Hà Vũ.
Một công văn được tin là xuất phát từ đài truyền hình kỹ thuật số VTC hồi tuần cuối tháng Ba, quán triệt các bộ phận hữu quan trong nội bộ cơ quan truyền thông này, về việc lưu ý các chi tiết khi đưa tin về vụ xét xử ngày thứ Hai.
Theo đó, có vẻ như chính quyền rất quan tâm tới việc kiểm soát theo định hướng tác động của vụ xử án.
Trên trang blog Dân Làm Báo, văn bản này cũng được nhắc tới với các chi tiết cụ thể:
Sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư
Một chỉ thị được cho là liên quan tới ngành tuyên giáo
"Dân Làm Báo vừa nhận được một văn bản có nội dung ghi lại những chỉ đạo từ Ban Tuyên giáo Trung ương tại cuộc họp Giao ban Báo chí hôm 29/03 vừa qua của bộ Thông tin Truyền thông được tổ chức," trang Blog viết.
"Nguồn văn bản được xác định có xuất xứ từ Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, có nội dung: “tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo” nhằm “lưu ý” những thông tin cần tuyên truyền trong tuần (từ 29/03/2011 đến 05/4/2011).
"Đáng chú ý, trong đó có chỉ đạo: đề nghị “không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư” khi nói đến phiên xử vụ án Cù Huy Hà Vũ sắp tới," blogger Dân Làm Báo trích thuật và nhấn mạnh.
BBC
Vụ án Cù Huy Hà Vũ và trò chơi dân chủ
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị tố cáo về tội gọi là 'tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam'. Nếu bị tòa xét là có tội, nhân vật tranh đấu này có thể bị tuyên án 13 năm tù
Phiên tòa hình sự sơ thẩm xử ông Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 4 sắp tới đã và đang thu hút sự chú ý của rất nhiều người từ trong đến ngoài nước, kể cả các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền quốc tế . Tội danh chính của ông Vũ là có hành vi "tuyên truyền, xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng”.
Diễn tiến vụ án này, từ lúc khởi đầu cho tới nay, đã được nhiều người tường thuật, bởi vậy, tôi khỏi phải nhắc lại. Chỉ xin xoáy vào hai điểm chính: mục tiêu của chính quyền và ý nghĩa của vụ án.
Về mục tiêu, có lẽ ai cũng đồng ý, khi ra lệnh bắt và đem Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, chính quyền Việt Nam nhắm đến ba điểm chính:
Một, ngăn chận các nỗ lực tranh đấu cho tự do và dân chủ của ông Vũ qua việc ông liên tiếp lên tiếng tố cáo và phê phán tính chất độc tài của chính phủ, trong đó nổi bật nhất là hai sự kiện: ông đòi bỏ điều 4 trong Hiến Pháp quy định vai trò của đảng Cộng sản trong việc lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam, và khởi đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một điều ông cho là xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi quốc gia.
Hai, đe dọa ông Vũ cũng như tất cả những người cùng lý tưởng và chí hướng với ông Vũ.
Và ba, dập tắt xu hướng đấu tranh cho tự do và dân chủ đang rục rịch nổi lên, đặc biệt trong giới trí thức.
Thật ra, để đạt được ba mục tiêu ấy, chính quyền không cần phải bắt và mang ông Vũ ra tòa. Họ có thể chọn một biện pháp nhanh gọn hơn: dàn dựng một kiểu tai nạn gì đó để giết ông. Có điều biện pháp ấy khá nguy hiểm. Thứ nhất, ông Vũ là người nổi tiếng và khá có uy tín, không những ở năng lực mà còn ở gia thế của ông nữa: ông là con ruột và là con nuôi của hai trong số những nhà thơ được yêu mến nhất Việt Nam: Huy Cận và Xuân Diệu. Cả hai đều là những công thần của chế độ. Thứ hai, Việt Nam bị khá nhiều ràng buộc của quốc tế, nhất là sau khi được gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Sự kiện thứ nhất có thể gây ra sự công phẫn trong xã hội Việt Nam và sự kiện thứ hai có thể gây ra công phẫn trong cộng đồng quốc tế. Cả hai sự công phẫn ấy có thể biến Cù Huy Hà Vũ thành một thứ thánh tử đạo, từ đó, thổi bùng lên ngọn lửa phản kháng trong quần chúng.
Không thể giết lén, nhà cầm quyền bèn bắt ông Vũ và đưa ông ra tòa.
Mang Cù Huy Hà Vũ ra tòa, chính quyền Việt Nam còn nhắm đến một mục tiêu khác, có thể gọi là mục tiêu thứ tư: chứng tỏ với mọi người, trong và ngoài nước, là Việt Nam coi trọng pháp luật, muốn giải quyết những điều họ xem là “vi phạm” luật pháp bằng chính luật pháp.
Vấn đề là: chính quyền Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu ấy không?
Theo tôi, đó là điều bất khả.
Trước hết, thử hình dung: kết quả phiên tòa sẽ ra sao?
Nó chỉ có thể sẽ rơi vào một trong ba khả năng:
Thứ nhất, tha bổng. Tôi nghĩ khả năng này tuy rất đáng mơ ước nhưng rất khó xảy ra vì một là, nó chứng tỏ chính quyền thất bại trong cả ba mục tiêu đầu; và hai là, nó dễ bị xem là một cách gián tiếp khuyến khích các nhà bất đồng chính kiến khác.
Thứ hai, xử nhẹ với lý do ông Vũ có nhân thân tốt. Tuy nhiên điều này cũng khá nguy hiểm vì nó cũng có làm giảm tác dụng răn đe, đặc biệt đối với những nhà bất đồng chính kiến sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, hầu hết đều có “lý lịch” rất tốt, hoặc bản thân hoặc bố mẹ đã từng tham gia cách mạng ngay từ đầu. Bởi vậy, khả năng này chỉ có thể thành hiện thực với một điều kiện: ông Vũ phải nhìn nhận “tội lỗi” của ông và công khai xin khoan hồng. Nếu ông Vũ đứt khoát không nhận tội và không chịu xin khoan hồng như Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đã làm trước đây, một án nhẹ hơn mức bình thường có thể bị/được diễn dịch như một thế yếu của chính phủ.
Thứ ba, xử nặng. Trong trường hợp này, chính quyền sẽ đạt được mục đích trừng phạt và răn đe nhưng lại đối diện với một nguy cơ khác: trở thành một thứ nhà nước khủng bố dưới mắt quốc tế. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng chọn biện pháp tương tự và cũng phải gánh chịu hậu quả tương tự. Có điều, là một cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có thể đương đầu với các áp lực từ bên ngoài. Còn Việt Nam, một nước nhỏ và nghèo, đang mong muốn nương nhờ các thế lực phương Tây để giảm bớt sức ép về chính trị và cả về quân sự từ Trung Quốc, chắc chắn không đủ sức mạnh và sự điên rồ để thách thức dư luận thế giới như vậy. Ở đây, cũng cần ghi nhận sự khác biệt giữa Cù Huy Hà Vũ và một số nhà bất đồng chính kiến đã bị xét xử trước ông như Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung. Khác ở tầm vóc trí thức. Khác ở lý lịch. Khác ở uy tín. Khác ở cách thức hoạt động: Cù Huy Hà Vũ không tham gia vào tổ chức chính trị nào; ông chỉ thuần sử dụng các biện pháp tranh đấu công khai và hợp pháp. (Điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”) Và cũng khác ở cách thức vận động bênh vực cho Cù Huy Hà Vũ: thân nhân và những người ủng hộ ông đã khôn khéo quốc tế hóa vụ án bằng cách yêu cầu các cơ quan truyền thông thế giới, nơi ông Vũ thường được phỏng vấn, xuất hiện như các chứng nhân.
Cho đến khi phiên tòa kết thúc, chúng ta khó biết chính quyền Việt Nam sẽ chọn khả năng nào trong ba khả năng nêu trên. Có điều, dù chọn khả năng nào thì riêng việc mang Cù Huy Hà Vũ ra tòa, chính quyền Việt Nam cũng đã chọn một trò chơi khá liều lĩnh: trò chơi dân chủ. Trò chơi ấy diễn ra ở tòa án, dưới chiêu bài luật pháp và trở thành tâm điểm chú ý của rất nhiều người, không những người Việt Nam mà còn cả người ngoại quốc, đặc biệt những người quan tâm đến Việt Nam và tình hình nhân quyền trên thế giới, trong đó có không ít quốc gia vốn thường xuyên phê phán tính chất thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị và xã hội Việt Nam.
Đưa Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, bất cứ lời phát biểu nào tại tòa, từ phía công tố đến phía biện hộ, đều làm nổi bật lên tính chất thiếu dân chủ và khát vọng tự do ở Việt Nam: Chúng trở thành những lời buộc tội chế độ. Hãy tưởng tượng cảnh Cù Huy Hà Vũ và các luật sư của ông biện hộ cho lập trường đòi cắt bỏ điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam. Họ sẽ nói gì? Bất kể lý lẽ của họ như thế nào, một quan điểm như thế, khi được phát biểu công khai, cũng trở thành một đe dọa hãi hùng cho chính quyền.
Dĩ nhiên, chính quyền có thể tránh được đe dọa ấy bằng cách xử kín.
Nhưng xử kín thì lại phản bội lại cái trò chơi dân chủ mà họ đã lựa chọn. Và cũng vô hiệu hóa âm mưu ban đầu của họ: trừng trị và răn đe các nhà đồng chính kiến bằng luật pháp để chứng tỏ với mọi người là họ không phải là những kẻ độc tài như Cù Huy Hà Vũ đã tố cáo. Bất cứ một thủ đoạn nào của họ trước tòa, dù nhỏ đến mấy, như không cho thân nhân hay các phóng viên tham dự hay đưa ra những lời kết tội vu vơ, đều là một cách thừa nhận, với minh họa cụ thể, là Cù Huy Hà Vũ nói đúng.
Mà không phải chỉ có Cù Huy Hà Vũ mới nói đúng. Cả bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975, cũng nói đúng khi cho “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”.
Và ông Trịnh Hồng Dương, cựu chánh án tòa tối cao (nhiệm kỳ 1997- 2002), cũng nói đúng nữa, khi thừa nhận trước Quốc Hội: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”.
Tất cả những cái đúng ấy chứng minh một cái đúng khác nữa: Việt Nam quả là một quốc gia không những không có dân chủ mà còn sẵn sàng chà đạp lên mọi quyền căn bản của con người.
Trong bất cứ tình huống nào thì mục tiêu thứ tư ở trên cũng không thể thực hiện được.
Phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ, do đó, trở thành phiên tòa xét xử chính chính quyền Việt Nam.
VOA
Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án 7 năm tù giam
Luật gia bất đồng chính kiến Việt Nam bị xử 7 năm tù giam
Tin AP từ HÀ NỘI, Việt Nam - Hôm thứ Hai, một luật gia bất đồng chính kiến, con trai của một nhà lãnh đạo cách mạng cộng sản Việt Nam đã bị kết án bảy năm tù giam và ba năm quản chế tại gia vì kêu gọi chấm dứt chính phủ Việt Nam và hệ thống độc đảng của họ.
Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án sau phiên tòa kéo dài trong ngày đầy kịch tính ở Hà Nội, viên chánh án chối từ một trong những luật sư bào chữa và ba luật sư khác của ông đã bỏ ra khỏi phòng xử để phản đối. Vũ phải một mình tự bảo vệ và đã có một số trao đổi sôi nổi với người chánh án.
Tòa án kết tội ông có hành động tuyên truyền chống nhà nước vì đã kêu gọi một hệ thống chính phủ đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của cộng đồng lãnh đạo Đảng, nói xấu nhà nước và bóp méo cuộc đấu tranh vì độc lập của Việt Nam bằng cách gọi cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ của đất nước một cuộc nội chiến.
Việt Nam không chấp nhận bất cứ thách thức nào đến nền cai trị độc đảng của mình.
Vũ 53 tuổi, con trai của Cù Huy Cận, một nhà thơ Việt nam nổi tiếng, một nhà lãnh đạo trong chính phủ cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập khi ông tuyên bố độc lập khỏi đô hộ của Pháp vào năm 1945.
"Tôi không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước" ông Vũ tuyên bố với tòa án. "Vụ án hình sự này được dựng nên nhằm chống lại tôi là hoàn toàn bất hợp pháp".
Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính không đồng ý.
"Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng, ông đã không tiếp nối được truyền thống, còn vi phạm những sai lầm" ông nói.
Vợ ông, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, cho biết bà tin rằng chồng mình vô tội.
"Khi không phạm tội, người ta không thể nói bản án là nặng hay nhẹ " bà nói. "Tôi cho rằng việc kết án này là bất hợp pháp".
Vũ đã bị bắt vào tháng Mười một sau khi ông cố gắng đệ đơn kiện chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2009, vì dự án khai thác bauxite gây nhiều tranh cãi do Trung Quốc xây dựng được phê duyệt ở Tây Nguyên. Ông lập luận rằng dự án này xâm phạm đến môi trường, an ninh quốc gia và các điều luật về di sản văn hóa.
Giới quan chức pháp luật đã bãi bỏ vụ kiện, nói rằng họ không có thẩm quyền đưa một lãnh đạo của đất nước ra xét xử.
Một năm sau, Vũ lại tìm cách kiện thủ tướng một lần nữa vì hành động ngăn cấm các vụ kiện tập thể, cho rằng sự ngăn cấm ấy vi phạm đến sự bảo đảm quyền "tụ tập, lập hội và phản đối phù hợp với pháp luật".
Hôm thứ Hai, an ninh đã được thắt chặt xung quanh tòa án với công an ngăn chặn giao thông và xua đuổi những người đến xem. Các tổ chức truyền thông quốc tế được vào hạn chế nhưng không cho phép máy ảnh hoặc máy ghi âm bên trong tòa xử. Phóng viên từ các hãng tin truyền thông nước ngoài bị giữ trong một khu vực bên ngoài phòng xử án chính và phải theo dõi cuộc xử án qua hệ thống truyền hình trong tòa.
Các luật sư của Vũ đã bỏ ra khỏi tòa sau khi chánh án từ chối tuyên đọc hoặc phổ biến các bản tin về 10 cuộc phỏng vấn mà Vũ bị cáo buộc đã thực hiện với các phương tiện truyền thông nước ngoài, bao gồm Voice of America và Radio Free Asia. Các cuộc phỏng vấn này đã được sử dụng làm bằng chứng quan trọng chống lại ông.
Tuần qua, tổ chức Human Rights Watch ở New York đã kêu gọi trả tự do cho ông Vũ, gọi ông là "một trong những người bảo vệ nổi bật nhất cho văn hóa, mô trường và nhân quyền ở Việt Nam".
"Việt Nam cần phải sửa đổi hoặc bãi bỏ những luật lệ rộng rãi về an ninh quốc gia của mình thay vì sử dụng các luật lệ đó để dập tắt các tiếng nói chỉ trích chính phủ trong ôn hoà", Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức này cho biết trong một bản tuyên bố. "Làm sao Việt Nam có thể trở thành một quốc gia được cai trị bởi pháp định nếu chính phủ vẫn tiếp tục trừng phạt những người bảo vệ luật pháp ?".
http://news.yahoo.com/s/ap/20110404/...sident_trial_7
Tuesday, March 29, 2011
Tang Lễ nạn nhân Trịnh Xuân Tùng( Bị Công An đánh gẫy cổ đến chết )
.B Nguyễn Hữu Vinh - Ông Trịnh Xuân Tùng, người bị viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, đã được chôn cất xong ngày 23/3/2011. Chúng tôi đã đến viếng và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ.
Cuối cùng, thì một con người cũng đã ra đi, nói như điếu văn trong tang lễ của ông tại nhà tang lễ Thanh Nhàn “thì sinh có hạn, tử bất kỳ”, chuyện sống chết là quy luật của cuộc sống.
Đành rằng có những cái chết bất kỳ, nhưng cái chết của ông xem ra không nằm trong quy luật này. Cái chết đến với ông không do bệnh tật tự thân ông mang, không phải ở chiến trường, không phải nơi biển cả, động đất, cũng không phải là một tai nạn giao thông thường thấy ở Việt Nam… mà chính từ một nhân viên công lực mang danh “vì nhân dân”.
Tiếng kêu gào của cô Kim Tiến, con gái ông Tùng trước đám tang, dù tôi cố quên đi cũng không thể nào quên được: “Bố ơi, bố có nghe tiếng con gọi bố không? Bố ơi bố, bố chết oan lắm bố ơi…”. Tiếng gọi vang xa làm cả đoàn người đứng lặng.
Một người nói: “Tôi chảy nước mắt khi nhớ lại tiếng kêu đó, nó cứ văng vẳng bên tai cả đêm qua, ngay cả trong giấc ngủ”.
Cô con gái Trịnh Kim Tiến chúng tôi cho biết, mấy ngày qua, mẹ cô như người mất hồn, bà thì đã lớn tuổi, cô hết sức lúng túng khi người bố thân yêu khỏe mạnh đã ra đi oan khuất không thể nhắm mắt.
Cô ngồi kể lại cho chúng tôi nghe khá bình tĩnh, cô nói rằng cô không thể khóc lúc này, dù cô là con gái. Nhưng với hoàn cảnh gia đình với bà nội đã già hơn 90 tuổi, mẹ bị ngơ ngẩn như mất hồn kể từ khi sự việc xảy ra, em gái còn nhỏ, cô phải đứng lên nuốt nước mắt vào trong để làm trụ cột bất đắc dĩ cho gia đình mình trong lúc này.
Câu chuyện cô kể lại cũng như các phương tiện thông tin đã loan tải khi cô trả lời phỏng vấn, nhưng những chi tiết cô kể lại, làm chúng tôi không khỏi rùng mình vì cái chết đến đơn giản như thế và quan trọng hơn là sự vô cảm của những người đầy tớ nhân dân.
Những chi tiết chính có lẽ không cần nói thêm, nhưng những chi tiết như khi nạn nhân đã bị đánh đến bị liệt tứ chi vẫn bị giam giữ và mặc dù gia đình đã van xin nhiều lần, vẫn không được đưa đi cấp cứu. Ngay cả bát phở gia đình mua vào vẫn không cho nạn nhân ăn cho đến khi nguy cấp mang vào bệnh viện và nhịn đói cho đến khi chết.
Chúng tôi đến Nhà tang lễ bệnh viên Thanh Nhàn cùng với đoàn giáo dân Hà Nội đến viếng xác kẻ chết. Khi đến nơi, đập vào mắt chúng tôi dọc đường đi và ngoài cổng cũng như trong sân nhà tang lễ là lực lượng công an, cảnh sát chìm, nổi hết sức đông đúc.
Những người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.
Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.
Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.
Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.
Những người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.
Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.
Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.
Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.
Đoàn đại biểu giáo dân Hà Nội kính viếng
Chúng tôi xếp hàng, vào thắp hương kính viếng hương hồn ông trước khi vĩnh biệt cõi đời, đọc mấy lời kinh cầu cho linh hồn ông dù ông không cùng tôn giáo thì ông cũng được mát mẻ hơn với sự chia sẻ của mọi người.
Di ảnh ông nhìn thẳng, trước linh cữu ông, tôi cứ nghĩ mãi về cuộc đời một con người đã vất vả với những năm tháng cống hiến cho đất nước trong quân ngũ, những năm tháng vất vả gây dựng gia đình sinh con và nuôi con ăn học, phải từ giã cõi đời khi mới tuổi 54 để lại chiếc lá vàng là mẹ già hơn 90 tuổi thiếu người nuôi dưỡng.
Những người đến dự đám tang, ngoài lực lượng công an đông đúc, số giáo dân đến từ các giáo xứ, giáo họ khá đông, khi chúng tôi viếng xong, một đoàn giáo dân khác lại tiếp tục đến viếng.
Cô Kim Tiến, con gái ông Tùng sau đám tang cho tôi biết qua điện thoại rằng: “Khi tổ chức, nhà tang lễ đề nghị để họ làm ban tổ chức và đọc điếu văn cho luôn, lẽ ra gia đình cháu phải duyệt điếu văn, nhưng tang gia bối rối nên không quản lý hết được. Đến khi đọc là tai nạn, cháu đã định phản ứng, nhưng trước giờ phút tiễn biệt bố cháu, cháu muốn để bố cháu được yên”.
Rồi đám tang bắt đầu đi, qua các phố Hà Nội, lượng công an dày đặc hiếm có, họ phân đường, hướng dẫn giao thông giải thoát cho đám tang hết sức tích cực và nhanh chóng làm những người đi đường ngơ ngác. Chắc hẳn chưa có đám tang nào được sự ưu tiên như đám này.
Đưa linh cữu về qua nhà ông ở 525 Trần Khát Chân, lượng người đông đúc đứng tham dự, đứng xem tràn ra vỉa hè, trên cầu vượt. Chiếc xe chầm chậm lăn và đến một đoạn ngắn thì một người (sau này tôi mới biết là công an), bảo người lái xe dừng lại.
Hầu như, việc dẫn đường, di chuyển đám tang, chỉ đạo những người mặc thường phục đến đây, đều do người này điều động.
( còn tiếp )
Nguồn : Dân Làm Báo
Chuyện trên đường đưa đám
Đám tang di chuyển theo đường Đại Cồ Việt – Giải phóng và nhằm thẳng hướng Thường Tín. Dọc đường, bất cứ ngã ba, ngã tư nào đều có dày đặc cảnh sát giao thông, công an các loại và dân phòng nhiều vô kể. Họ chặn đường, giữ cho đám tang đi nhanh chóng. Nhiều người dân thấy lạ đứng nhìn theo và hỏi nhau mới biết là đám tang nạn nhân của viên công an.
Cảnh sát xếp hàng dẹp đường cho đám tang đi thật nhanh
Chiếc xe tang dẫn đầu, xe chở gia đình đi theo và sau đó là một đoàn xe con gồm 5 chiếc mà mọi người bảo là xe của công an, trong đó có chiếc xe nhìn mới tinh biển số 29A-000.67mà mọi người nói với tôi là đang chở Phó Giám đốc Công an đi cùng đến tận đường Giáp Bát. Bên cạnh là hàng loạt xe máy, thậm chí có nhiều xe chở nhau chẳng cần mũ bảo hiểm vẫn chạy song song. Xe chúng tôi đi sau cùng, chỉ trước một chiếc xe của cảnh sát giao thông.
Chúng tôi định tiễn chân ông một đoạn và đi về, nhưng những sự việc xảy ra sau đó đã không như tôi nghĩ buộc chúng tôi đi đến tận nơi.
Chúng tôi đang đi theo đoàn xe tang, bỗng nhiên những chiếc xe biển xanh số 33A-4789 , 31A-7592, 31C-6688 và chiếc xe biển trắng 29X-6969 chuyển vị trí.
Từ chỗ đi trước các xe đó chuyển sang đi sau và đi bên cạnh, riêng chiếc xe biển xanh mang biển số 33A-4789 đi phía trước liên tục chèn xe chúng tôi. Người bạn lái xe của chúng tôi đã hết sức bình tĩnh, nhưng dù đi nhanh, đi chậm, sang trái hay sang phải, chiếc xe biển xanh vẫn cứ lượn hình chữ chi để chặn đường, bất kể đó là đường vạch liền hay vạch đứt.
Lúc đầu chúng tôi hơi ngạc nhiên, nhưng qua mấy đoạn đường liên tục như vậy, chúng tôi hiểu rằng họ cố tình chèn chúng tôi bất chấp tai nạn và dòng người đi đường đông đúc.
Những chiếc xe biển xanh bắt đầu biểu diễn trên đường
Liên tục lượn chữ chi chèn che chúng tôi
Điều rất lạ, là những người ngồi trong những chiếc xe này là cán bộ công an hẳn hoi sao lại có những hành động như vậy trong khi đưa đám tang? Đến đây, chúng tôi hiểu rằng họ đến không phải để đưa tiễn người đã chết oan uổng vì chính đồng đội của họ.
Thậm chí, trên đường, họ là những người hoàn toàn gương mẫu trong việc vi phạm luật giao thông đường bộ. Chắc họ cho rằng mình là công an, nên bất chấp luật lệ đi đường, dù đường hẹp, vạch liền, họ vẫn cứ đè vạch không thương tiếc.
Còn tiếp
Nguon : Dan lam Bao'
Subscribe to:
Posts (Atom)